Tư vấn pháp luật 365 Nguồn vốn tự có trong doanh nghiệp theo quy định mới nhất
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Nguồn vốn tự có trong doanh nghiệp

Nguồn vốn tự có trong doanh nghiệp

Thưa Luật sư.

Theo như tôi được biết thì trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp, vốn được chia thành vốn tự có (hay vốn chủ sở hữu) và vốn vay. Vậy vốn tự có trong doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn nào? Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn Luật sư!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật PhamLaw. Với câu hỏi của bạn, Phamlaw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2020

NỘI DUNG TƯ VẤN

Hiện nay, khái niệm “vốn tự có” được sử dụng trong nhiều văn bản, từ luật, nghị định cho đến thông tư. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư được hình thành từ lợi nhuận trích ra để đầu tư; từ tiền thanh lý tài sản, từ khấu hao tài sản từ các quỹ, huy động cổ phần, góp vốn liên doanh của các bên đối tác liên doanh. Theo quan điểm tài chính, thì vốn chủ sở hữu còn được gọi là vốn tự có của doanh nghiệp hay gọi là tự tài trợ đối với một công ty được kỳ vọng làm ăn tốt thì tài trợ nợ có thể được sử dụng thường xuyên với mức chi phí thấp hơn so với tài trợ bằng vốn cổ phần.

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì nguồn vốn tự có được hình thành từ các nguồn khác nhau. Dưới đây là một số nguồn chủ yếu:

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn được hình thành do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Chủ sở hữu vốn là Nhà nước.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Bản chất công ty TNHH là do một hoặc một vài thành viên góp vốn thành lập nên công ty. Vì thế, các thành viên tham gia chính là chủ sở hữu vốn.
  • Đối với công ty cổ phần (CTCP): Vốn tự có được thành lập từ các cổ đông, các cổ đông chính là chủ sở hữu vốn
  • Đối với công ty hợp danh: Vốn được hình thành do sự đóng góp của các thành viên tham gia thành lập công ty.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn tự có là vốn hoạt động của doanh nghiệp do chủ sở hữu đóng góp. Chủ sở hữu vốn là chủ doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Đối với doanh nghiệp liên doanh: Vốn tự có được đóng góp bởi những thành viên là tổ chức hoặc cá nhân tham gia thành lập liên doanh. Mỗi bên lại có những nguồn huy động vốn vào liên doanh khác nhau nên có thể chủ sở hữu vốn nhiều hơn số bên tham gia thành lập liên doanh.

Vốn tự có được dùng để duy trì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Và lợi nhuận sinh ra từ việc kinh doanh này sẽ được chia sẻ theo tỷ lệ đóng góp. Đồng thời các khoản nợ phải trả hay kinh doanh không có lãi dẫn đến thua lỗ các chủ của nguồn vốn sở hữu cũng sẽ phải cùng nhau gánh chịu. Vốn tự có hoàn toàn có thể bị âm nếu số nợ phải trả quá lớn.

Bài viết trên đây của Phamlaw đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn. Hiểu được khái niệm vốn tự có và xác định được tầm quan trọng của loại vốn này đối với doanh nghiệp sẽ giúp bạn có những định hướng và kế hoạch đầu tư tối ưu hơn. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.


Bài viết liên quan cùng chủ đề: