Tư vấn pháp luật 365 Pháp chế doanh nghiệp, có nên thành lập?
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Pháp chế doanh nghiệp, có nên thành lập?

Pháp chế doanh nghiệp là không thể thiếu ở các công ty lớn của nước ngoài. Các công ty Việt Nam bắt đầu chú trọng đến vai trò của bộ phận này thời gian gần đây. Đây chính là bộ phận tư vấn, hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp khắc phục những sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ

>>> Doanh nghiệp mới cần làm những gì
>>>Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp
>>>Thủ tục đăng ký lao động
Doanh nghiệp cần bộ phận pháp chế bởi những lí do:
–      An tâm hơn trong hoạt động vì sẽ có một bộ phận chuyên kiểm tra, tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến các hoạt động hàng hoặc một vấn đề nào đó đột xuất xảy ra với doanh nghiệp ví dụ khi có cơ quan có chức năng kiểm tra, khi khách hàng, nhà cung cấp khiếu kiện hoặc khi cần khiếu kiện khách hàng, nhà cung cấp…

Pháp chế doanh nghiệp

Pháp chế doanh nghiệp

–     Phục vụ tận tâm và có tính ràng buộc cao hơn. Sỡ dĩ nói như vậy vì không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể đi gặp trực tiếp luật sư để giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, khi đã là nhân viên pháp chế, đây là những công việc thuộc nhiệm vụ của họ và họ có trách nhiệm phải thực hiện đến nơi đến chốn.
–     Chi phí chi trả cho nhân viên pháp chế thường không cao bằng chi phí ký hợp đồng tư vấn pháp luật với một luật sư, mà các hợp đồng tư vấn này thường có các điều khoản ràng buộc phức tạp phạm vi công việc, số lượng câu hỏi trong tháng, tính thêm phí khi có vấn đề phát sinh, miễn trừ trách nhiệm .
–    Có thể kiểm soát được chất lượng công việc thông qua kết quả công việc mà nhân viên pháp chế thực hiện
Vì vậy đối với các doanh nghiệp có đụng chạm nhiều đến vấn đề pháp lý (ví dụ lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm) hoặc dễ có khiếu nại, khiếu kiện do thanh toán nợ nần thì nhân viên pháp chế là phương án hiệu quả nhất cho doanh nghiệp, nếu không muốn đối mặt với các rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động.

>>> Tham khảo:thuế trước bạ mua bán nhà đất

  Bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp thực hiện hoạt động gì?
– Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh; thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp.
– Soạn thảo, thẩm định các dự thảo quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của đơn vị theo sự phân công của lãnh đạo
– Cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành, về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành sản xuất, trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đào tạo, xây dựng…
– Tư vấn giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động bằng cách đưa ra các dự báo tác động về tình hình giá cả, thị trường… nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra.

>>> Tham khảo: thủ tục mua bán đất có sổ đỏ

Qua đây có thể thấy, có thêm một bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp là một thuận lợi rất lớn hỗ trợ cho công việc sản xuất kinh doanh. Tùy thuộc vào quy mô và tính chất công việc của mình, các doanh nghiệp có thể cân nhắc nên hay không nên có một phòng pháp chế tại doanh nghiệp của mình.

 

__________________________

Phòng tư vấn doanh nghiệp công ty luật Phamlaw


Bài viết liên quan cùng chủ đề: