Tư vấn pháp luật 365 Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả thì ngoài việc doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể thay đổi việc kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng khác như sáp nhập, chia, tách, hợp nhất doanh nghiệp hoặc thậm chí là đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong một thời gian để sau thời gian tạm ngừng chủ thể có thẩm quyền trong doanh nghiệp đã có được các phương án để giúp doanh nghiệp quay trở lại hoạt động kinh doanh.

Thắc mắc về thời gian tạm ngưng hoạt động của công ty

Dịch vụ Tư vấn pháp luật 365 tư vấn cho Quý khách hàng soạn thảo hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh, nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng. Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục giải thể, chuyển nhượng.

Từ định nghĩa về tạm ngừng kinh doanh theo quy định trên và quy chiếu theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, có thể rút ra các đặc điểm chính của hoạt động tạm ngừng kinh doanh. Bao gồm các đặc điểm chính như sau:

– Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, là việc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong một thời gian nhất định.

– Tạm ngừng kinh doanh phải tuân thủ theo thủ tục của Luật Doanh nghiệp 2020.

2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Quy trình tạm ngừng kinh doanh bao gồm những bước chính sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh bao gồm những giấy tờ sau.

– Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

– Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh

– Quyết định tạm ngừng kinh doanh

– Bản sao công chứng hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục;

– Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh.

Doanh nghiệp có hai cách để nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh như sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở.

Sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp bạn phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp.

Cách 2: Hướng dẫn nộp hồ sơ qua mạng

Đầu tiên: Đăng ký tài khoản đăng nhập trang cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại đường link:

https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx.

– Tiếp theo bạn nhập thông tin hồ sơ đầy đủ vào hệ thống đăng ký kinh doanh.

– Sau đó Scan và đính kèm file hồ sơ lên hệ thống.

– Cuối cùng các nhận và nộp hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ doanh nghiệp nhận kết quả hồ sơ tại bộ phận một cửa phòng đăng ký kinh doanh và phải mang theo các giấy tờ sau để nhận:

– Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.

– Đối với trường hợp người nhận không phải chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, người ủy quyền đến nhận phải mang theo các giấy tờ chứng thực sau:

+ Người nhận là công dân Việt Nam: Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân hay hộ chiếu còn hiệu lực.

+ Người nhận là người nước ngoài: Hộ Chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thuế sau khi tạm ngừng

Đối với các hồ sơ tạm ngừng kinh doanh không trọn quý/năm. Công ty phải tiến hành nộp các loại tờ khai thuế đúng với quy định của pháp luật

Như vậy, đối với các doanh nghiệp mà nói, việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng sẽ được các chủ thể có thẩm quyền chọn áp dụng thay thế việc thực hiện thủ tục giải thể công ty cổ phần, giải thể công ty TNHH hay giải thể doanh nghiệp tư nhân, rồi một thời gian sau lại đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, nó rất tốn thời gian và công sức.

3. Một số lưu ý khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh

Theo những cập nhật mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2020 thì khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần phải chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, thời hạn thông báo theo quy định mới nhất là 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Nếu công ty muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo tạm ngừng thì cũng phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh.

Thứ hai, thời gian tạm ngừng mỗi lần không quá 01 năm và không hạn chế số lần tạm ngừng liên tiếp.

Thứ ba, công ty không phải nộp hồ sơ kê khai thuế trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

Thứ tư, miễn lệ phí môn bài cho năm tạm ngưng trong trường hợp văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh được gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01.

Thứ năm, nơi nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và không phải nộp tại cơ quan thuế đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.

Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006258 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, tư vấn pháp luật 365 còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm : Thủ tục giải thể doanh nghiệp 


Bài viết liên quan cùng chủ đề: