Tư vấn pháp luật 365 Xử phạt khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê theo quy định mới nhất
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Xử phạt khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê

Xử phạt khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê

Thưa Luật sư!

Theo như tôi được biết, từ ngày 01/01/2021, Luật Đầu tư 2020 chính thức có hiệu lực, đưa kinh doanh dịch vụ đòi nợ ra khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, và chính thức chuyển vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Vậy nếu cá nhân/tổ chức vẫn tiếp tục kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê thì sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành. Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn Luật sư!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật PhamLaw. Với câu hỏi của bạn, Phamlaw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Đầu tư năm 2020

Nghị định 31/2021/NĐ-CP

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Dịch vụ đòi nợ thuê là gì?

Dịch vụ đòi nợ thuê là việc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn, công ty thực hiện một hành vi đòi nợ con nợ theo yêu cầu của chủ nợ. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê là một trong những ngành, nghề kinh doanh bị cấm kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư năm 2020.

Theo Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020, thì từ ngày 01/01/2021, ngành nghề kinh doanh “đòi nợ thuê” sẽ không còn được phép hoạt động nữa. Như vậy, tính cho tới thời điểm hiện tại, tất cả các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê còn hoạt động thì đều là trái với quy định của pháp luật. Các hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ được ký kết trước ngày 01/01/2021 phải thanh lý, doanh nghiệp đang được cấp phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ có thể giải thể hoặc phải chuyển đổi sang ngành nghề kinh doanh khác.

2. Xử phạt khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê

Ngày 17/6/2020, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đầu tư 2020 (chính thức bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/012021). Theo đó, bổ sung ngành nghề “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Vì vậy, đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày 01/01/2021 chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xử phạt khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê

Xử phạt khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cá nhân có hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đưa ra đối với vi phạm của cá nhân. Đối với vi phạm của tổ chức, mức phạt gấp đôi so với cá nhân, tương đương 160 triệu đồng. Như vậy, khi trở thành loại hình bị cấm đầu tư kinh doanh mà tổ chức cố tình vi phạm sẽ bị phạt tối đa 160 triệu đồng, đồng thời bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Vậy kể từ ngày 01/01/2021, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì có thể bị phạt nặng lên đến 160 triệu đồng, đồng thời buộc nộp lợi ích vật chất bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

3. Không có dịch vụ đòi nợ thuê thì đòi nợ bằng cách nào?

Trên thực tế, có thể đòi nợ bằng những cách thức sau nếu bên vay nợ cố tình không trả:

Thứ nhất, Khởi kiện ra Toà án

Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Việc bên vay không trả nợ là căn cứ cho thấy quyền, lợi ích hợp pháp của bên cho vay đã bị xâm phạm, theo đó có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

Thứ hai, Tố giác tội phạm đến cơ quan công an có thẩm quyền

Nếu bên vay có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, vay tiền sau đó bỏ trốn… nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ thì hành vi của người đó có dấu hiệu tội phạm về các tội tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như:

– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Trong trường hợp này, người cho vay cần làm đơn tố giác gửi cơ quan điều tra, đề nghị điều tra, xử lý người vay đồng thời giải quyết vấn đề trả nợ vay theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Hy vọng bài viết trên đây của Phamlaw sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các biện pháp xử phạt khi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê theo quy định pháp luật mới nhất. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.


Bài viết liên quan cùng chủ đề: