Tư vấn pháp luật 365 Quản lí rủi ro trong doanh nghiệp
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Quản lí rủi ro trong doanh nghiệp

Để tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại giá trị tăng thêm cho những đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thường xây dựng cho mình chiến lược hoạt động cùng hàng loạt những chương trình, kế hoạch để thực thi những chiến lược đã được đề ra. Trong quá trình thực thi chiến lược sẽ thường có nhiều rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình tiến tới mục tiêu của doanh nghiệp.

>>> Chuyển người lao động sang công việc khác với hợp đồng
>>> Chuyển nhượng vốn rồi có còn trách nhiệm?

Hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp được thiết lập nhằm san lấp những khiếm khuyết này. Một hệ thống quản lí rủi ro ổn định và hiệu quả cần đáp ứng những nội dung sau:

Xây dựng chính sách và chiến lược quản lý rủi ro trong doanh nghiệp;
Doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc xây dựng Chính sách quản lý rủi ro. Chính sách này sẽ xác định rõ phương pháp tiếp cận đối với rủi ro và quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, chính sách quản lý rủi ro cũng qui định rõ trách nhiệm đối với quản lý rủi ro xuyên suốt doanh nghiệp.

hạn chế rủi ro trong doanh nghiệp

 

Quản lí rủi ro trong doanh nghiệp

Thiết kế và rà soát quy trình quản lý rủi ro;

Quy trình quản lý rủi ro thường bao gồm các bước công việc cơ bản như: xác nhận mục tiêu của doanh nghiệp, xác định rủi ro, mô tả và phân loại rủi ro, đánh giá và xếp hạng rủi ro, xây dựng kế hoạch ứng phó, lập báo cáo cập nhật tình hình thực thi, giám sát quá trình thực hiện, rà soát và cải tiến quy trình quản lý rủi ro.

>>> Tham khảo :Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Mô tả và phân loại rủi ro.

Sau khi xác định được các rủi ro tiềm ẩn, việc tiếp theo cần làm đó là mô tả một cách ngắn gọn nhưng cụ thể về nguồn gốc, căn nguyên và hệ quả, tác động của từng rủi ro đối với doanh nghiệp.
Tiếp theo, chúng ta sẽ thực hiện việc phân loại rủi ro. Có nhiều loại rủi ro khác nhau tiềm ẩn đối với doanh nghiệp. Chúng có thể có nguồn gốc ngay bên trong doanh nghiệp hoặc từ bên ngoài. Dựa trên bản chất của các rủi ro, người ta có nhiều cách phân loại rủi ro.
>>> Tham khảo: tư vấn sang tên sổ đỏ 

Xây dựng các quy trình ứng phó với rủi ro

Xây dựng kế hoạch ứng phó là giai đoạn quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro. Tại giai đoạn này doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát cụ thể cần thực hiện để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại nếu rủi ro xảy ra. Điều quan trọng ở đây là doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp khả thi, hữu hiệu và ít tốn kém.
Những biện pháp phải thực thi để phòng chống, ngăn ngừa rủi ro xảy ra;thời hạn cụ thể phải thực hiện xong các biện pháp đã đưa ra; và ai là sẽ người chịu trách nhiệm chính quản lý rủi ro đó.

>>> Mẫu hợp đồng lao động cho người nước ngoài

Chuẩn bị báo cáo về quản lý rủi ro đệ trình hội đồng quản trị và các đối tác liên quan của doanh nghiệp.

Trong quá trình thực thi các biện pháp ứng phó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống báo cáo thường xuyên nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện. Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo mọi thiếu sót trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro phải được thông tin kịp thời đến cấp quản lý có trách nhiệm. Thường xuyên tổ chức kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ chính sách quản lý rủi ro và các tiêu chuẩn liên quan.
Quản lý rủi ro doanh nghiệp ngày nay được coi như là một bộ phận không thể tách rời với chiến lược doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là chiến lược của doanh nghiệp sẽ được xem là không đầy đủ nếu thiếu vắng sự gắn kết với quản lý rủi ro. Đã đến lúc, các doanh nghiệp cần xem xét nghiêm túc về vấn đề này để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

________________________

Phòng tư vấn doanh nghiệp công ty luật Phamlaw


Bài viết liên quan cùng chủ đề: