Tư vấn pháp luật 365 Các trường hợp giải thể và điều kiện tiến hành giải thể
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Các trường hợp giải thể và điều kiện tiến hành giải thể

Trên thực tế có rất nhiều những thương nhân sau khi đăng ký kinh doanh nhưng vì những lý do khác nhau mà đã quyết định giải thể doanh nghiệp. Giải thể là một thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian.Việc này để lại những hậu quả rất lớn cho công tác quản lý Doanh nghiệp của Nhà nước cũng như chính các thương nhân. Để các thương nhân có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này Phamlaw xin giải đáp về các trường hợp và điều kiện tiến hành giải thể.

điều kiện giải thể doanh nghiệp

  

 Các trường hợp giải thể doanh nghiệp: 

>>> Tham khảo: luật lao động mới nhất của việt nam
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 Về điều kiện tiến hành giải thể: 
>>> Tham khảo: hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
* Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
*  Có hồ sơ giải thể doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Bao gồm:
1. Biên bản họp và Quyết định của Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Hội đồng quản trị (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể doanh nghiệp;
2. Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố giải thể doanh nghiệp (nếu có);
3. Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp đăng trên báo điện tử hoặc báo viết.
4.Thông báo giải thể doanh nghiệp.
5. Bản chính Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư;
6. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
6. Giấy xác nhận của cơ quan Thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;
7. Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
8. Giấy xác nhận của cơ quan Công an về việc hủy con dấu.
Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, thì kèm theo hồ sơ giải thể doanh nghiệp nộp kèm theo hồ sơ để tiến hành thủ tục giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trên đây là lời giải đáp của luật sư công ty luật Phamlaw về các trưởng hợp giải thể và điều kiện giải thể. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp với tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu của chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

> Tham khảo tại thủ tục giải thể công ty tnhh

_______________________

Phòng tư vấn doanh nghiệp công ty luật Phamlaw


Bài viết liên quan cùng chủ đề: