Tư vấn pháp luật 365 Nhận thức, các giai đoạn nhận thức và ví dụ minh họa
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Nhận thức và các giai đoạn nhận thức

Nhận thức, các giai đoạn nhận thức và ví dụ minh họa

Nhận thức là gì?

Nhận thức được xem là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức, am hiểu thông qua kinh nghiệm tích lũy, suy nghĩ, giác quan. Quy trình đó bao gồm tri thức, sự chú ý, trí nhớ, ước lượng, tính toán, đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

Theo Wikipedia, nhận thức là một hiện tượng biện chứng của thế giới khách quan trong ý thức con người, chính điều này giúp con người tiến đến gần với khách thể hơn.

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức là một khái niệm trừu tượng. Nó là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ não của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Nhận thức, các giai đoạn nhận thức và ví dụ minh họa

Quá trình nhận thức giúp cho chúng ta phản ánh bản thân các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan – những khách thể tác động vào con người trong quá trình hoạt động của họ. Nhờ nhận thức mà con người có xúc cảm, tình cảm, đặt ra được mục đích và dựa vào đó mà hành động. Như vậy, quá trình nhận thức xuất phát từ hành động, làm tiền đề cho các quá trình tâm lý khác. Đồng thời tính chân thực của quá trình nhận thức cũng được kiểm nghiệm qua hành động: hành động có kết quả chứng tỏ chúng ta phản ánh đúng hành động, không có kết quả chứng tỏ ta phản ánh sai.

Các giai đoạn nhận thức

Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.

Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác.

Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan.

Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính

Các hình thức của nhận thức lý tính bao gồm:

Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật.

Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.

Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.

Đặc điểm của nhận thức lý tính là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng đồng thời cũng là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

Về cơ bản nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.

Giai đoạn 3: Nhận thức trở về thực tiễn

Nhận thức trở về thực tiễn được hiểu là tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói một cách dễ hiểu thì thực tiễn là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, cơ sở động lực, muc đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích và cải tạo thế giới mà còn có chức năng định hướng thực tiễn.

Lấy ví dụ minh họa về nhận thức, quá trình nhận thức

Có nhiều loại quá trình nhận thức khác nhau. Chúng bao gồm:

– Chú ý: Chú ý là một quá trình nhận thức cho phép mọi người tập trung vào một kích thích cụ thể trong môi trường.

– Ngôn ngữ: Ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ là quá trình nhận thức liên quan đến khả năng hiểu và diễn đạt suy nghĩ thông qua lời nói và chữ viết. Điều này cho phép chúng ta giao tiếp với những người khác và đóng một vai trò quan trọng trong suy nghĩ.

– Học tập: Học tập đòi hỏi các quá trình nhận thức liên quan đến việc tiếp nhận những điều mới, tổng hợp thông tin và tích hợp nó với kiến ​​thức trước đó.

– Trí nhớ: Trí nhớ là một quá trình nhận thức quan trọng cho phép con người mã hóa, lưu trữ và truy xuất thông tin. Nó là một thành phần quan trọng trong quá trình học tập và cho phép mọi người lưu giữ kiến ​​thức về thế giới và lịch sử cá nhân của họ.

– Nhận thức: Nhận thức là một quá trình nhận thức cho phép con người tiếp nhận thông tin thông qua các giác quan của họ, sau đó sử dụng thông tin này để phản hồi và tương tác với thế giới.

– Tư tưởng: Tư tưởng là một phần tất yếu của mọi quá trình nhận thức. Nó cho phép mọi người tham gia vào quá trình ra quyết định, giải quyết vấn đề và lập luận cao hơn.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Tư vấn pháp luật 365 còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline, Tư vấn pháp luật 365 luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:


Bài viết liên quan cùng chủ đề: