Tư vấn pháp luật 365 Thủ tục tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm.
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Thủ tục tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm.

Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm đóng vai trò quan trọng việc làm sáng tỏ, xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp Tòa án giải quyết đúng vụ án, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án. Trong thủ tục này, Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ đóng vai trò người điều khiển quá trình đối đáp giữa các bên đương sự. Điều 273 bộ luật tố tụng quy định: “tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, thứ tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện theo quy định tại Điều 271 của Bộ luật này và chỉ được tranh luận về các vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm”. Như vậy, ngoài việc vận dụng các quy định tại Điều 273 , Chủ tọa phiên tòa còn phải vận dụng các quy định từ Điều 232 đến Điều 235 để điều khiển phần tranh luận.

>>> thời hiệu yêu cầu thi hành án
>>> thẩm quyền giải quyết trong tố tụng hành chính

thu-tuc-tranh-luan

  • Căn cứ tranh luận

Bộ luật tố tụng dân sự quy định thủ tục tranh luận tại phiên tòa nhằm tạo điều kiện tối đa về thời cơ để các bên đương sự tự chứng minh cho các yêu cầu của họ bằng các chứng cứ, lý lẽ mà họ phân tích, đánh giá công khai ngay tại phiên tòa. Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự quy định việc tranh luận của các bên đương sự phải dựa trên các căn cứ sau:

+ Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa.

+ Khi tham gia tranh luận, các bên đương sự và những người tham gia tố tụng khác không được dựa vào suy đón và cảm tính của cá nhân để tranh luận.

>>>Tham khảo: thông tin doanh nghiệp nộp thuế

  • Nội dung tranh luận

Để tranh phiên tòa đi lệch hướng, sa đà vào những tình tiết không cơ bản của vụ án, pháp luật quy định các bên khi tham gia tranh luận cần tập trung vào hai nội dung quan trọng sau:

+ Phân tích, đánh giá chứng cứ, tranh luận bảo vệ lý lẽ của mình, trong dó có quyền đưa ra các chứng cứ để bác bỏ lý lẽ của phía bên kia và chỉ rõ việc áp dụng quy phạm pháp luật nội dung nào để giải quyết vụ án.

+ Trong khi phát biểu tranh luận đánh giá về vụ án, các bên tham gia tố tụng đề xuất quan điểm của mình về hướng giải quyết vụ án trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và được các bên thảo luận, xem xét, xác minh và thừa nhận tại phiên tòa.

  • Phạm vi tranh luận: tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự, phạm vi tranh luận chỉ giới hạn ở những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm, nghĩa là những vấn đề có kháng cáo, kháng nghị, hoặc liên quan đến các vấn đề kháng cáo, kháng nghị.
  • Về trình tự tranh luận: Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự được thực hiện như sau:

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo phát biểu và đương sự bổ sung. Trong trường hợp đương sự kháng cáo không có người bảo vệ thì họ tự mình phát biểu ý kiến khi tranh luận. Trong trường hợp có nhiều đương sự đều kháng cáothì việc trình bày theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là nguyên đơn và nguyên đơn phát biểu trước; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là bị đơn và bị đơn phát biểu sau và sau đó mới đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo trình tự này, những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự sẽ tranh luận, đối đáp với nhau và đề xuất hướng giải quyết vụ án.

>>> Tham khảo: thủ tục đăng ký lao động

Trong trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị; trong trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị;

+ Tiếp đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị và đương sự có quyền bổ sung ý kiến.

+ Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên phát biểu của Viện kiểm sát về hướng dẫn giải quyết vụ án (Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự). Tuy nhiên, phát biều ý kiến của Kiểm sát viên chỉ là một trong các căn cứ để Hội đồng xét xử xem xét khi nghị án.

>>> Tham khảo: thủ tục chia tách sổ đỏ

Trên đây là những hướng dẫn của luật sư Phamlaw, hy vọng sẽ hữu ích cho quý khách hàng và bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến số tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết.

———————————–

Phòng tư vấn Công ty tư vấn Luật Phamlaw


Bài viết liên quan cùng chủ đề: