Thực tế sau khi Tòa án xét xử xong một vụ án dân sự, việc thi hành án bắt đầu được thực hiện, tuy nhiên, không phải lúc nào bị đơn cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, vì nhiều lí do mà bên bị đơn không thể thực hiện hoặc cố tình không thực hiện. Khi nguyên đơn có yêu cầu thi hành án thì mới biết là hết thời hiệu. Phamlaw đã nhận được rất nhiều các câu hỏi liên quan đến vấn đề này, và sau đây là lời giải đáp của chúng tôi:
>>> Tham khảo: các loại thuế mua bán nhà đất
Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau:
“1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án”
>>>Tham khảo: mẫu hợp đồng lao động cho người nước ngoài
Như vậy, thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; hoặc kể từ ngày đến hạn thực hiện nghĩa vụ đã được ấn định trong bản án, quyết định; hoặc tính theo từng kỳ kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Trừ trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được các điều kiện như khoản 3 nói trên.
________________________
Phòng luật sư tranh tụng công ty luật Phamlaw