Tư vấn pháp luật 365 Giải thể doang nghiệp theo quy định năm 2023 hiện hành
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Tình trạng giải thể doanh nghiệp mới nhất

TÌNH TRẠNG GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT

Trong những năm gần đây, tình hình giải thể ở các doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp không thể trụ vững do không có thu nhập, trong khi đó chi phí thì tăng cao, từ đó dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng.

Tình trạng giải thể doanh nghiệp hiện nay

Các vấn đề liên quan đến phá sản cũng đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp để điều chỉnh tình trạng này (từ quy định về các trường hợp bị giải thể, trình tự thủ tục giải thể,..) để nhằm tháo gỡ phần nào khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã đi vào thực thi trên thực tế, nhưng Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn tồn tại những bất cập về vấn đề giải thể doanh nghiệp. Cụ thể:

– Thành phần hồ sơ trong thủ tục giải thể chưa rõ ràng, còn yêu cầu trùng lặp hồ sơ giữa các thủ tục thực hiện tại cơ quan nhà nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự tùy tiện, thiếu thống nhất trong yêu cầu hồ sơ từ phía các cơ quan nhà nước tại quá trình giải quyết thủ tục và khiến doanh nghiệp phải mất nhiều công sức để chuẩn bị. Quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục giải thể doanh nghiệp cho thấy quy định về giải thể doanh nghiệp còn rải rác tại rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các quy định trong lĩnh vực thuế, đăng ký doanh nghiệp, công an, hải quan, bảo hiểm. Các thủ tục hành chính này được giải quyết tại nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Do đó, doanh nghiệp phải rất vất vả mới làm xong các thủ tục, làm mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.

– Chưa có quy chế liên thông, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp khi thực hiện giải thể phải cung cấp cùng một loại giấy tờ nhiều lần, tại nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Ví dụ: Trường hợp làm Quyết định giải thể của doanh nghiệp, trong quá trình làm thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải nộp nhiều loại giấy tờ cho các cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan bảo hiểm và cơ quan công an.

– Quy trình giải quyết các thủ tục “con dấu” có liên quan đến giải thể doanh nghiệp cũng chưa hợp lý. Ví dụ: Thủ tục hủy con dấu và giấy tờ chứng nhận mẫu dấu phải thực hiện trước khi gửi bộ hồ sơ đến cơ quan đăng kí doanh nghiệp để xin giải thể. Trường hợp doanh nghiệp phát sinh việc phải sử dụng con dấu sẽ khó khăn cho doanh nghiệp, vì lúc này doanh nghiệp vẫn chưa chính thức được giải thể nhưng con dấu đã bị hủy.

– Chế tài xử lý đối với chủ doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ giải thể doanh nghiệp khi đã chấm dứt hoạt động chưa đủ răn đe, nhiều chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật không quan tâm đến nghĩa vụ giải thể và phá sản doanh nghiệp.

– Quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp. Luật quy định doanh nghiệp phải trả hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mới được giải thể, mà không lưu tâm đến các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp khi giải thể. Ví dụ, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của những doanh nghiệp đặc thù, doanh nghiệp có các hoạt động có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường (như DN kinh doanh trong lĩnh vực y tế, kinh doanh hóa chất).

– Pháp luật có quy định về các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể tại Điều 211, Luật Doanh nghiệp 2020, tuy nhiên lại chưa có quy định về chế tài áp dụng với doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp nếu thực hiện các hoạt động bị cấm, kể từ khi có quyết định giải thể. Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ chung chung, “Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Như vậy có thể thấy cần phải có một khung pháp lý hoàn thiện hơn nữa để vấn đề giải thể được giải quyết một cách triệt để nhất.

 

 


Bài viết liên quan cùng chủ đề: