Bộ luật dân sự mới đã mở rộng hơn các trường hợp xử lý tài sản thế chấp, trong đó cho phép các bên được thỏa thuận với nhau để thực hiện việc bảo đảm theo đúng tính chất của một giao dịch dân sự đồng nghĩa với nới rộng quyền của bên nhận thế chấp.
Bộ luật dân sự 2015 quy định tại điều 299, theo đó, tài sản thế chấp bị xử lý trong các trường hợp:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật;
- Trường hợp do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Bộ luật dân sự 2005 đưa ra căn cứ xử lý tài sản bảo đảm phụ thuộc vào ý chí của bên bảo đảm, nghĩa là tài sản chỉ được xử lý khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận. Trong khi xử lý tài sản thế chấp đòi hỏi sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên thế chấp sang bên nhận thế chấp, nên trong nhiều trường hợp, bên thế chấp thiếu tinh thần hợp tác, không chịu giao tài sản.
Để khắc phục vấn đề này, Bộ luật dân sự 2015 đã có sự đổi mới đặc biệt khi quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm và quyền ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm. Cụ thể, tại điều 297 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
- Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
Theo đó, hiệu lực đối kháng với người thứ ba phát sinh thông qua nắm giữ (hoặc chiếm giữ) tài sản bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm. Việc quy định như vậy là phù hợp với những nguyên tắc về chiếm hữu thực tế mà Bộ luật dân sự 2015 muốn làm rõ: chủ thể nào đang nắm giữ trực tiếp tài sản thì được suy đoán là chủ thể có quyền đối với tài sản được nắm giữ. Nguyên tắc này thể hiện tại điều 184, suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu: “Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền dó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.”
Trên đây là những quan điểm của PHAMLAW về quyền xử lý tài sản thế chấp theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với tổng đài tư vấn thủ tục hành chính hoặc bộ phận tư vấn pháp lý chuyên sâu 1900 của PHAMLAW. Để được tư vấn dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng kết nói tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Dịch vụ của Phamlaw