Tư vấn pháp luật 365 Những khó khăn xảy ra trong hoạt động đấu giá tài sản
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Những khó khăn xảy ra trong hoạt động đấu giá tài sản

Bán đấu giá tài sản là một hoạt động thương mại có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Đây là một trong những cách thức linh hoạt để chuyển quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa phát triển ngày một đa dạng. Không chỉ vậy, đấu giá hàng hóa cũng có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện pháp luật, như công tác thi hành án dân sự, xử lý vi phạm hành chính,… Tuy nhiên bên cạnh đó trên thực tế hoạt động này cũng gặp một số khó khan, vướng mắc nhất định, đặc biệt là tài sản bán đấu giá là bất động sản.

Những khó khăn xảy ra trong hoạt động đấu giá tài sản

Đối với tài sản là bất động sản, khi khách hàng biết được đây là tài sản thi hành án thì đều có sự e ngại về việc không xem được tài sản trước khi mua, hay không nhận được tài sản sau khi trúng đấu giá thành, hoặc nhận được tài sản nhưng tài sản không được bảo đảm như ban đầu đưa ra đấu giá,… Sở dĩ khách hàng có sự lo ngại về những ván đề này bởi lẽ trên thực tiễn có trường hợp chủ sở hữu tài sản đấu giá là những người phải thi hành án có những hành động ngăn cản khách hàng đến xem tài sản dù đã được cơ quan Thi hành án thông báo về việc bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá niêm yết, thông báo. Bên cạnh đó cũng có trường hợp tài sản là bất động sản tổ chức bán đấu giá thành nhưng không bàn giao được hoặc mất một thời gian dài mới được bàn giao cho người trúng đấu giá cũng do sự ngăn cản của người phải thi hành án, khiến khách hàng có sự bức xúc, gây ra tranh chấp với tổ chức bán đấu giá.

Một vấn đề bất cập nữa trên thực tế xảy ra, đó là theo quy định tại Khoản 5 Điều 101 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì

“trước khi mở cuộc bán đấu giá một ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án…”

điều này thể hiện việc pháp luật tạo điều kiện tối đa cho người thi hành án chuộc lại tài sản. Tuy nhiên đây cũng là một khó khăn đối với các tổ chức bán đấu giá, khi mà tại thời điểm giao kết hợp đồng ủy quyền với cơ quan Thi hành án thì tổ chức bán đấu giá đã tiến hành thông báo công khai và niêm yết tại địa phương về việc bán đấu giá tài sản cũng như ban hành quy chế bán đấu giá, giới thiệu cho khách hàng tham khảo hồ sơ. Khi có khách hành đăng ký, tham gia, các tổ chức bán đấu giá tài sản phải hoàn tất thủ tục hồ sơ, phát giấy mời cho các cơ quan liên quan và thông báo cho khách hành tham dự phiên đấu giá. Việc cơ quan Thi hành án thông báo hoãn đấu giá ngay trước ngày diễn ra phiên đấu giá do người phải thi hành án đã nộp tiền chuộc lại tài sản sẽ gây nhiều khó khan cho tổ chức bán đấu giá như phải thông báo hoãn ngay cho các cơ quan liên quan và khách hàng. Không bán được tài sản cũng đồng nghĩa với việc các tổ chức bán đấu giá không thu được phí bán đấu giá thành cũng như tốn kém thời gian và chi phí niêm yết, thông báo, thậm chí mất uy tín với khách hàng. Đối với khách hàng thì thiệt hai về thời gian và công sức hay số tiền đặt trước cho tổ chức bán đấu giá. Điều này cũng làm xảy ra tranh chấp giữa tổ chức bán đấu giá và khách hàng.

Chính từ những nguyên nhân trên khiến cho có không ít các khách hàng e ngại mua tài sản đấu giá, điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa. Do vậy các cơ quan Thi hành án cần có phương pháp linh hoạt và phối hợp chặt chẽ hơn với các tổ chức bán đấu giá để khắc phục các khó khăn này.

Xem thêm:


Bài viết liên quan cùng chủ đề: