Tư vấn pháp luật 365 Chuyển loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh.
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Chuyển loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh

Chuyển loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh.

Chào luật sư, tôi và anh X cùng làm chủ của một công ty hợp danh nhưng hiện tại đang muốn tăng vốn điều lệ mà không ai có đủ khả năng để góp vốn. Tôi có cách nào để tăng vốn mà không làm ảnh hưởng đến quyền làm chủ của mình ở công ty hợp danh hay không? Tôi muốn chuyển loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH thì có được không thưa luật sư.

chuyen-doi-cong-ty-hop-danh

> tìm hiểu về Thủ tục giải thể công ty cổ phần

Trả lời: (câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi và sau đây là câu trả lời của luật sư dành cho bạn.

Thứ nhất: tăng vốn điều lệ thế nào mà không làm ảnh hưởng đến quyền làm chủ của bản thân đối với công ty.

Vì công ty của bạn là công ty hợp danh nên theo Luật Doanh nghiệp 2020, chỉ những thành viên hợp danh mới là người đại diện theo pháp luật của công ty và chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của công ty và tài sản của chính bạn thân mình. Thành viên góp vốn của công ty hợp danh là thành viên có các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty hợp danh. Trong công ty hợp danh thì chỉ thành viên hợp danh mới là chủ doanh nghiệp năm quyền điều hành công ty. Vậy nên, nếu muốn tăng vốn điều lệ mà không ảnh hưởng đến quyền làm chủ của mình đối với công ty thì bạn có thể kêu gọi thành viên góp vốn, chia lợi nhuận trên tỉ lệ vốn góp theo thỏa thuận.

Thứ hai: công ty hợp danh có thể chuyển đổi thành công ty TNHH được không?

Về điều này, hiện nay luật doanh nghiệp 2020 chưa hề có quy định nào cụ thể, nhưng luật sư muốn phân tích đặc điểm của hai loại hình công ty để tìm ra câu trả lời cho bạn như sau:

Điều 177. Công ty hợp danh

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Doanh nghiệp 2020.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Việc một công ty chịu trách nhiệm vô hạn và một công ty chịu trách nhiệm hữu hạn là một điểm lớn không tương đồng rất lớn trong 2 loại hình công ty này.

Thậm chí thành viên hợp danh sau khi chuyển nhượng hết phần vón góp của mình cho người khác, hoặc rút phần vốn góp đó ra khỏi công ty mà vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với công ty 2 năm sau đó thì lại càng khác biệt giữa 2 hình thức công ty. Vậy nên, khi muốn thay đổi loại hình doanh nghiệp này, công ty của bạn có thể giải thể công ty hợp danh này, sau đó thành lập một công ty TNHH khác để thuận tiện cho quá trình kinh doanh của mình.

Trên đây là câu trả lời của luật sư Tư vấn pháp luật 365 đối với trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến số tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu  để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết.

———————————–

Phòng tư vấn chuyên sâu công ty tư vấn pháp luật 365


Bài viết liên quan cùng chủ đề: