Tư vấn pháp luật 365 Chấm dứt quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Chấm dứt quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.

Chào luật sư, doanh nghiệp của tôi thành lập từ năm 2010 kinh doanh mặt hàng khoáng sản, tuy nhiên khủng hoảng kinh tế gần đây khiến doanh nghiệp của tôi doanh thu rất kém, gần như không thể hoạt động được nữa vì chi phí đầu ra quá cao còn đầu vào thì không đáng kể, tôi đang muốn chấm dứt hoạt động của công ty, vậy thì có cách nào thuận tiện nhất cho tôi không luật sư. Rất mong nhận được câu hỏi từ phía luật sư.

cham-dut-quyen-so-huu

> tìm hiểu về trình tự thủ tục giải thể công ty cổ phần

Trả lời: (câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi, và đây là câu trả lời của luật sư dành cho bạn.

Chúng tôi rất tiếc về những khó khăn mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải tuy nhiên việc để một doanh nghiệp không còn hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả mà không có cách giải quyết cũng là một rủi ro rất lớn. để giải quyết vấn đề này chúng tôi có 2 phương hướng muốn nêu ra cho bạn lựa chọn.

Phương án 1: chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chấm dứt quyền sở hữu của bạn đối với doanh nghiệp bằng cách giải thể doanh nghiệp. Đây là phương án xử lý được trong trường hợp công ty bạn là một công ty làm ăn uy tín, không nợ đọng thuế hay có bất kỳ khoản nợ nào của doanh nghiệp mà không thể hoàn trả. Đây cũng là phương án được áp dụng khá phổ biến.

Điều 202. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.

“1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  2. b) Lý do giải thể;
  3. c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  4. d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

  1. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
  2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

  1. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
  2. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
  3. a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  4. b) Nợ thuế;
  5. c) Các khoản nợ khác.
  6. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
  7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
  8. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”

Phương án 2: chuyển nhượng doanh nghiệp.

Cũng là hình thức chấm dứt quyền sở hữu của doanh nghiệp tuy nhiên doanh nghiệp của bạn sẽ không ngừng hoạt động. Phần vốn góp và toàn bộ quyền và nghĩa vụ liên quan đến công ty sẽ được chuyển giao cho một chủ sở hữu mới thông qua một hợp đồng chuyển nhượng. sau khi hoàn thành mọi thủ tục ra đăng ký kinh doan h mới, thay đổi chủ sở hữu thì công ty của bạn sẽ trở thành công ty của người khác, thuộc quyền sở hữu của người khác. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ sẽ được chấm dứt sau khi chuyển nhượng mà công ty vẫn tồn tại nhưng không còn là công ty của bạn nữa.

Trên đây là câu trả lời của luật sư Phamlaw đối với trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến số tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu  để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết.

———————————–

Công ty tư vấn Luật Phamlaw

Tầng 5M, tòa nhà Bình Vượng
số 200, đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Hotline: 097.393.8866;
Email : pham.lawyer8866@gmail.com


Bài viết liên quan cùng chủ đề: