Tư vấn pháp luật 365 Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp chết
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp chết

Câu hỏi:

Bố tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân, bố tôi mới chết và có để lại di chúc cho tôi thừa kế doanh nghiệp, tiếp tục hoạt động kinh doanh của ông. Tuy nhiên, tôi không có ý định làm chủ một doanh nghiệp. Vậy Luật sư có thể tư vấn cho tôi, trường hợp này tôi có thể giải thể doanh nghiệp tư nhân của bố tôi không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hòm thư tư vấn của công ty Luật PhamLaw. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 201, 202, 204 Luật Doanh nghiệp năm 2014, bạn có thể giải thể doanh nghiệp tư nhân tương ứng với trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau:

Viên chức có thể đảm nhận chức vụ giám đốc hay không

Bước 1: Chủ doanh nghiệp ban hành quyết định giải thể doanh nghiệp tư nhân

Sau đó, trong vòng 07 ngày kể từ ngày ban hành quyết định, chủ doanh nghiệp gửi quyết định giải thể đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư, cơ quan Thuế, người lao động và chủ nợ (nếu có). Đồng thời niêm yết quyết định tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

Bước 2: Quyết toán thuế và khóa mã số thuế tại chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Trả con dấu pháp nhân của doanh nghiệp tại cơ quan Công an cấp tỉnh/thành phố.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng con dấu trước ngày 01/07/2015 phải thực hiện bước này tại cơ quan Công an tỉnh/thành phố.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm:

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tư nhân;
  • Báo cáo về việc thực hiện thanh lý tài sản còn lại của doanh nghiệp;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội,… chưa thanh toán; danh sách người lao động khi có quyết định giải thể;
  • Con dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc).

Tuy nhiên, theo như thông tin bạn cung cấp, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là bố bạn, là di sản thừa kế do bố bạn để lại cho bạn sau khi chết, do đó, nếu bạn không muốn hoạt động kinh doanh doanh nghiệp tư nhân đó bạn có thể từ chối nhận di sản thừa kế, trừ trường hợp từ chối nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác, thay vì nhận thừa kế doanh nghiệp tư nhân sau đó làm thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản có công chứng trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế. kết thức 06 tháng này mà không có văn bản từ chối nhận di sản thừa thế, sẽ được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Có Thể Bạn Quan Tâm :
https://phamlaw.com/thu-tuc-giai-the-cong-ty.html
https://phamlaw.com/bieu-mau-ho-so-giai-the-cong-ty-co-phan-moi-nhat.html
https://phamlaw.com/thu-tuc-giai-the-cong-ty-tnhh-2-thanh-vien.html
https://phamlaw.com/thu-tuc-giai-the-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien.html
https://phamlaw.com/thu-tuc-giai-the-cong-ty-tnhh.html


Bài viết liên quan cùng chủ đề: