Tư vấn pháp luật 365 Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt.
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt.

Ly hôn vắng mặt là thủ tục ly hôn trong đó một bên đương sự không có mặt tại phiên tòa, trong trường hợp này thủ tục ly hôn vắng mặt sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trong một vụ án ly hôn có thể xảy ra hai trường hợp: sự vắng mặt của nguyên đơn và sự vắng mặt của bị đơn, sự vắng mặt của 1 trong hai bên đương sự sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý khác nhau:

>>> Biểu mẫu đơn phương ly hôn
>>>  Trình tự thủ tục đơn phương ly hôn

ly-hon-vang-mat

Sự vắng mặt của nguyên đơn tại phiên tòa

Theo Điều 199 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 quy định:

“1. Nguyên đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

  1. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn”.

Như vậy nếu nguyên đơn vắng mặt lần thứ hai thì vụ án sẽ bị đình chỉ giải quyết.

Sở dĩ vậy, vì nguyên đơn là người mong muốn và xác lập việc khởi kiện hoặc việc yêu cầu tòa án giải quyết hôn nhân. Tuy nhiên cứ vắng mặt liên tiếp 2 lần thì xem như tự từ bỏ quyền khởi kiện của mình.

 

>>> Tham khảo: chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp

Sự vắng mặt của bị đơn tại phiên tòa

Theo quy định tại Điều 200 về Sự có mặt của bị đơn tại phiên toà Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 như sau:

1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

2.Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Như vậy trong trường hợp bị đơn vắng mặt lần thứ 2 thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn, thủ tục ly hôn vắng mặt sẽ vấn tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

>>> Tham khảo: mẫu hợp đồng lao động cho người nước ngoài

Các bước tiến hành thủ tục ly hôn vắng mặt

Thủ tục ly hôn vắng mặt sẽ kéo dài hơn trường hợp ly hôn thông thường, các bước tiến hành thủ tục ly hôn vắng mặt được thực hiện theo quy định tố tụng, có thể khái quát lên các bước như sau:

Thụ lý vụ án.

Sau khi nộp hồ sơ khởi kiện hợp lệ và hoàn thành nghĩa vụ án phí, lệ phí theo quy định tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án.

Hòa giải và chuẩn bị xét xử.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tòa án sẽ gửi thông báo về việc tiến hành hòa giải cho nguyên đơn và bị đơn. Tuy nhiên, nếu bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như vụ án ly hôn của không tiến hành hoà giải được (theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự).

>>> Tham khảo: đồng sở hữu sổ đỏ

Đưa vụ án ra xét xử.

Khi vụ án được đưa ra xét xử, bị đơn có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi 2011)

Trên đây là những hướng dẫn của luật sư Phamlaw, hy vọng sẽ hữu ích cho quý khách hàng và bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến số tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết.

———————————–

Phòng tư vấn Công ty tư vấn Luật Phamlaw


Bài viết liên quan cùng chủ đề: