Tư vấn pháp luật 365 Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh là gì? Vai trò trong xã hội hiện nay
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh là gì?

Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh

Sĩ, nông, công, thương, binh là năm tầng lớp được suất hiện từ xa xưa và vẫn còn tồn tại cho đến hiện tại. Khi nói về các tầng lớp trong xã hội Việt Nam thì sĩ nông công thương bình là một trong những câu nói phổ biến để miêu tả về tầng lớp trong xã hội. Đây cũng được coi là biểu tượng của Ngôi sao năm cánh trên quốc kỳ Việt Nam, 5 cánh tượng trưng cho 5 tầng lớp.

     Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh là gì?

Khái niệm cụ thể về sĩ, công, nông, thương, binh

Trong xã hội thì đây giai cấp đầu tiên, được biết đến là một trong những giai cấp có vị trí cao và được trọng vọng nhất. Sĩ dùng để chỉ tầng lớp trí thức, những người có hiểu biết về chữ nghĩa. Trong quan niệm cổ đại thi sĩ chỉ thầy đồ, thầy thuốc, quan lại, học trò. Những người thuộc tầng lớp này thì có cuộc sống an nhàn, chỉ cần chăm chỉ đọc sách thánh hiền, làm văn, ngâm thơ. Muốn thay đổi cuộc sống thì con đường duy nhất của họ chính là thi đỗ khoa cử. Dĩ sẽ không trực tiếp tham gia vào quá trình lao động sản xuất tạo ra của cải, thay vào đó truyền thống của họ là coi trọng việc học hành và khoa cử.

Nông

Nông ở đây là chỉ những tầng lớp nông dân  trực tiếp tạo ra của cải vật chất thông qua quá trình làm việc của mình. Nông là những người nông dân quanh năm chân lắm tay bùn, vất vả nhưng không đủ chi phí, có nhiều gánh nặng về về thuế khóa, lao dịch hay thiên tai, mất mùa. Trong từng lớp nông sẽ chia làm ba loại chính là trung nông, bần nông và cố nông. – Trung nông: những người có ruộng đất riêng, sở hữu công cụ sản xuất, tự làm, tự ăn, không phải đi làm thuê đồng thời cũng không tham gia bóc lột.

– Bần nông: những người chỉ sở hữu ít ruộng đất, phải đi canh tác thêm trên ruộng đất của địa chủ, phải thuê mướn trâu bò và công cụ sản xuất.

– Cố nông: là những người nghèo khổ nhất tầng lớp nông dân, không có ruộng đất cũng như công cụ sản xuất, họ sử dụng sức lao động đi làm thuê cho chủ để kiếm sống.

Trong xã hội Việt Nam xưa thì nông là bộ phận quan trọng và đông đảo nhất, họ là lực lượng lao động và sản xuất chính nuôi sống toàn bộ xã hội và tham gia vào quân đội để bảo vệ Tổ quốc (thông qua chính sách Ngụ binh ư nông), nhưng đồng thời cũng là tầng lớp bị áp bức nhiều nhất.

Công

Công ở đây là chỉ những người làm thủ công nghiệp, làm thuê, hoặc những người có tay nghề làm chuyên làm các nghề truyền thống như dệt, nón, làm tranh. Họ được xếp vào hàng thứ ba trong tứ dân bởi số lượng những người làm nghề thủ công nghiệp thường nhỏ, ít do quy mô thủ công nghiệp ở nước ta thời kỳ trước còn nhỏ. Những người này chủ yếu sản xuất với mục đích tự cung tự cấp, và tạo thành những làng xã theo nghề thủ công nghiệp. Ở thành thị, những người thợ này tập hợp thành những “phường” để bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau, còn ở nông thôn những thợ thủ công phần nhiều vẫn là những người nông dân, họ tranh thủ làm thêm để cải thiện cuộc sống những lúc nông nhàn.

Thương 

Thương ở đây là những người kinh doanh buôn bán, hay chính là những thượng lái, phú thương. Vai trò của họ trong xã hội bị đặt thấp nhất trong xã hội xuất phát từ thực tế nền kinh tế tự cung tự cấp và tính tự trị của làng xã gần như không có nhu cầu trao đổi hàng hóa ra khỏi phạm vi cư trú. Tuy rằng họ là người làm ra kinh tế nhiều, thường giàu có nhưng những người này thường bị coi thường bởi bị cho rằng Thương là những người buôn gian bán lận, lừa lọc để có thể kiếm được lợi nhuận.

Binh 

Binh ở đây chính là binh lính, những lực lượng quân đội, lực lượng đi đầu, hi sinh trong những trận chiến, mở đường cho sự thành công của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Binh gồm những người có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, xóm làng, chống quân xâm lược. Đây là tầng lớp quan trọng nhất để bảo vệ sự tự chủ, độc lập tự do của đất nước.

Vai trò của Tứ dân trong xã hội hiện đại  

Trải qua hàng trăm năm với nhiều thay đổi, xã hội Việt Nam hiện đại đã có nhiều thay đổi trong quan niệm về vai trò của Tứ dân. Cả bốn tầng lớp sĩ, nông, công, thương đều có vai trò, vị thế ngang nhau trong xã hội, vì không ai thay thế được ai. Bên cạnh tầng lớp sĩ, 3 tầng lớp còn lại (nông, công, thương) muốn tồn tại, có tác dụng cho xã hội cũng phải học hành, trau dồi trí thức, văn hóa. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam chủ trương mở cửa để hội nhập với thế giới, thì thương chẳng những không bị coi thường như trước mà còn được đặc biệt coi trọng. Điều này được thể hiện ở một sự việc: Trong khi sĩ, nông, công chưa có ngày của riêng mình thì đã có ngày doanh nhân Việt Nam dành riêng cho giới doanh nhân. Nhiều doanh nhân đã được xã hội tôn vinh, được nhân dân trân trọng bởi họ làm ăn chân chính, đúng luật, thi hành trách nhiệm nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước, kích thích sản xuất phát triển.

Các tầng lớp, giai cấp nhân dân này “đoàn kết thành một khối” như “năm cánh ngôi sao vàng trên nền đỏ Quốc kỳ Việt Nam” và là “nền tảng của quốc dân Việt Nam”.

Ngoài các tầng lớp, giai cấp lao động đó ra, theo chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, “những người khác yêu nước”, cụ thể những nhân sỹ yêu nước (là người trí thức có danh vọng như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Bùi Bằng Đoàn, Luật sư Trịnh Đình Thảo) và những thân sỹ yêu nước (là người có học thức, thuộc tầng lớp trên của xã hội cũ như Cụ Phan Kế Toại) cũng trong địa vị nhân dân.
Trong địa vị nhân dân Việt Nam, mọi người đều được hưởng đầy đủ quyền lợi công dân do pháp luật nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quy định.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Tư vấn pháp luật 365 còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline, Tư vấn pháp luật 365 luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:


Bài viết liên quan cùng chủ đề: