Việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng hành chính nhằm góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử lý công minh, không để lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, góp phần vào việc bảo vệ quyền con người.
>>> Tham khảo: giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc
Theo quy định tại Điều 19 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 thì các quy định pháp luật về việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng hành chính được thực hiện như sau:
– Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử vụ án hành chính, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật Tố tụng hành chính quy định thì có hiệu lực pháp luật; trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
– Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
>>> Tham khảo: hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
Trên đây là những hướng dẫn của luật sư Phamlaw, hy vọng sẽ hữu ích cho quý khách hàng và bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến số tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết.
———————————–
Phòng tư vấn Công ty tư vấn Luật Phamlaw