Mua bán, sát nhập doanh nghiệp có lẽ là một hoạt động không mới ở Việt Nam, tuy nhiên để hiểu đúng bản chất của hoạt động này thì có rất ít người. Thuật ngữ “mua bán, sát nhập doanh nghiệp” được dịch thuật sang tiếng Anh là “Merger & Acquisition” hay còn được viết tắt là M&A. Mặc dù hoạt động M&A ở Việt Nam đang dần phát triển hơn nhưng lại rất ít người hiểu được những quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động này.
Về bản chất, M&A thực chất là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp hay một bộ phận doanh nghiệp, bằng cách sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Khác với hoạt động góp vốn đơn thuần, hoạt động M&A nhằm mục đích giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở một mức độ nhất định. Vì thế nên chỉ khi một nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần mà đủ để tham gia, quản lý, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp thì đây mới được coi là hoạt động M&A.
Pháp luật Việt nam có các quy định về hình thức thực hiện M&A như sau:
Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp: bằng cách góp vốn điều lệ vào công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ cho công ty cổ phần.
Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ động của công ty: hình thức đầu tư này tuy không làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhưng làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn có của doanh nghiệp.
Mua, bán doanh nghiệp: chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân và một số doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước
Sáp nhập doanh nghiệp: là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại vào một công ty khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất.
Chia, tách doanh nghiệp: được áp dụng đối với công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, đây là hình thức M&A đặc thù bởi việc chi phối, kiểm soát doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc làm giảm quy mô doanh nghiệp.
Chia doanh nghiệp là việc một công ty bị chia thành nhiều công ty mới, công ty bị chia chấm dứt sự tồn tại, các công ty mới liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bị chia.
Tách doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp bị tách một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ để hình thành một doanh nghiệp mới. Công ty bị tách vẫn tồn tại, các công ty mới hình thành phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bị tách.
Đối với từng hoạt động M&A thì đều có các quy định của pháp luật điều chình. Do vậy khi có ý định thực hiện một hoạt động M&A, các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về những quy định của pháp luật để xác định tỉ lệ thành công hay cách thức thực hiện để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình.
Nếu Quý khách còn vướng mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính của PHAMLAW, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866.
Dịch vụ của Phamlaw