Tư vấn pháp luật 365 Người nào phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp trốn thuế?
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Người nào phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp trốn thuế?

Người nào phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp trốn thuế?

Luật Phamlaw có nhận được câu hỏi từ email Mynguyen….@gmail.com với nội dung như sau:

Theo như tôi được biết thì doanh nghiệp nào trốn thuế sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp trốn thuế? Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn Luật sư!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật PhamLaw. Với câu hỏi của bạn, Phamlaw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 125/2020/NĐ-CP

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Thế nào là hành vi trốn thuế?

Thuế là một khoản nguồn thu vào ngân sách nhà nước; theo đó thuế đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Trốn thuế là việc mà một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào đó; thực hiện các phương thức để giảm số thuế phải nộp mà pháp luật không cho phép. Đây là hành vi xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước; thông qua việc chủ thể không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.

2. Hành vi trốn thuế của doanh nghiệp bao gồm những hành vi nào?

Người nào phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp trốn thuế?

Người nào phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp trốn thuế?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi trốn thuế như sau:

Thứ nhất, Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;

Thứ hai, Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Thứ ba, Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

Thứ tư, Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;

Thứ năm, Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;

Thứ sáu, Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;

Thứ bảy, Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Như vậy, nếu doanh nghiệp có các hành vi trên được xem là hành vi trốn thuế.

3. Người nào phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp trốn thuế?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Khi có vấn đề xảy ra thì đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác.

Ngoài ra, tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2020 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có các trách nhiệm sau:

  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
  • Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp.

Theo quy định trên, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trong trường hợp doanh nghiệp trốn thuế. Trong trường hợp cá nhân trong doanh nghiệp thực hiện hành vi trốn thuế thì cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm này. Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm nêu trên. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi; các tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phamlaw hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. . Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

 


Bài viết liên quan cùng chủ đề: