Email: ngochung79@…
Gửi các luật sư tư vấn. Các luật sư xin giúp đỡ trường hợp mà gia đình tôi đang vướng phải với ạ
Đầu tháng 2/2016. Chị Hằng (có quen biết với gia đình tôi) đã lấy trộm sổ bìa đỏ của bố chị ấy cùng với CMND, hộ khẩu gia đình và một số loại giấy tờ khác và làm thủ tục tục để chuyển nhượng sang cho bố tôi. Hai bên đều thực hiện đầy đủ thủ tục chuyển nhượng. Chị Hằng đã giả chữ ký của bố chị ấy và đem hợp đồng đến văn phòng công chứng và Công chứng viên đã công chứng vào hợp đồng chuyển nhượng trên. Tuy nhiên, Công chứng viên đó lại không hề chứng kiến giao dịch trên mà chỉ công chứng vào hợp đồng mà chị gái Hằng mang đến. Vừa rồi, bố tôi phát hiện chị Hằng đã giả mạo chữ ký để làm hợp đồng sang nhượng, vậy bố tôi phải làm gì để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Chị C là con của ông B, Chị C đã lấy trộm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy CMND và các giấy tờ khác của ông B, đồng thời làm thủ tục chuyển nhượng đất cho ông A. Hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng, chị C giả chữ ký ký thay cho ông B và đem hợp đồng đến Văn phòng công chứng để Công chứng viên D công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất. Do Công chứng viên D không chứng kiến các bên ký hợp đồng nhưng vẫn thực hiện công chứng hợp đồng. Sau khi hợp đồng đã công chứng, ông A phát hiện C gian dối giả chữ ký nên. Vậy ông A nên làm gì?
>> Mua bán đất đai khai hoang chưa có sổ đỏ
>>> Khai quật di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Trả lời: (mang tính chất tham khảo)
Chào bạn,
Với thông tin bạn cung cấp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ký giữa chị Hằng và Bố của bạn có cơ sở để có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Căn cứ cụ thể:
Thứ nhất: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể bị tuyên vô hiệu do có sự lừa dối về chủ thể: Theo Điều 132 Bộ luật dân sự 2005 có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa như sau: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. Việc giao kết hợp đồng được thực hiện giữa chị Hằng anh và Bố bạn, khi chị Hằng đã giả chữ ký của Bố chị ấy, khiến cho Bố anh bị nhầm lẫn chủ thể của hợp đồng, trong khi Bố chị Hằng mới là chủ sử dụng đất mới có quyền thực hiện các giao dịch này.
Thứ hai: Công chứng viên tại văn phòng công chứng đã vi phạm quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục công chứng: Bời Theo quy định tại Điều 48 Luật công chứng 2014 về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng thì: “Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên”. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn, Chị Hằng đã giả chữ ký của Bố chị ấy, tiếp sau lại đến Văn phòng công chứng công chứng hợp đồng; công chứng viên không hề chứng kiến các bên ký vào hợp đồng nhưng vẫn công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa chị Hằng và Bố bạn. Như vậy, việc công chứng trên rõ ràng đã vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục công chứng.
Tư vấn giải quyết hợp đồng công chứng vô hiệu tại Phamlaw
>>> Tham khảo: Thủ tục mua đất có sổ đỏ
Từ các lẽ trên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng nêu trên vô hiệu (căn cứ theo Điều 52 Luật công chứng 2014). Như vậy, Bố bạn có quyền gửi đơn đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Trên đây là quan điểm của luật sư đối với trường hợp gia đình của bạn, còn những vướng mắc, băn khoăn bạn vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu của chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể.
Trân trọng.
—————————–
Phòng tư vấn pháp lý chuyên sâu công ty Luật PHAMLAW./.