Tư vấn pháp luật 365 Chồng mất không có di chúc giờ có thể bán đất được không?
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Chồng mất không có di chúc giờ có thể bán đất được không?

Kính gửi Luật sư công ty luật Phamlaw!

Mong các luật sư tư vấn giúp gia đình bác tôi về thừa kế di chúc như sau:

Gia đình bác tôi có 01 thửa đất đã được cấp sổ đỏ (GCNQSD) đất mang tên cả hai vợ chồng nhưng đến nay bác trai đã mất và không có di chúc. Nhà bác tôi duy nhất có 01 người con trai được 14 tuổi. Nay bác tôi muốn chuyển nhượng QSD thửa đất trên (người con trai bác 14 tuổi cũng đồng ý), nhưng vì anh con bác tôi (mới được 14 tuổi) chưa đủ tuổi để thực hiện các giao dịch trên nên rất mong các luật sư tư vấn giúp các thủ tục để được chuyển nhượng đất khi không có di chúc theo đúng quy định của pháp luật.

Xin chân thành cảm ơn rất nhiều

>>> Chia tài sản và nuôi con khi hôn nhân không đăng ký
>>> Nguyên tắc chia tài sản sau ly hôn

Chồng mất không có di chúc giờ có thể bán đất được không

Chuyển nhượng đất khi không có di chúc

Trả lời: (Mọi câu trả lời của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo)

Chào bạn, với câu hỏi của bạn luật sư xin được tư vấn cho bạn và gia đình nhà bác như sau:

1. Xác định tài sản chung vợ chồng.

Theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng đất trên được xác định là tài sản chung của vợ chồng của gia đình bác bạn. Căn cứ theo Khoản 1, 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rằng:

“1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

  1. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Như vậy ta có thể hiểu rằng, một nửa khối tài sản nêu trên được xác định là di sản thừa kế do người chồng để lại và được chia thừa kế, còn một nửa phần tài sản còn lại sẽ thuộc quyền định đoạt của người vợ. Người vợ hiện tại đang được xác định là người quản lý tài sản. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi.

Đối với phần di sản do người chồng để lại, vì người chồng không có di chúc nên việc phân chia tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật cho những người xác định theo hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết, (Điều 676 BLDS 2005)

  1. Quyền quản lý, định đoạt tài sản đối với người chưa thành niên

Căn cứ vào khoản 1 điều 141 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS) quy định về “Người đại diện theo pháp luật” thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên.

Khoản 2 điều 144 BLDS  quy định về “Phạm vi đại diện” thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“ Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự

  1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con…”

Như vậy, pháp luật không cấm cha mẹ được bán/chuyển nhượng tài sản của con vì lợi ích của con nhưng phải xem xét nguyện vọng của con vì hiện nay con trai bác bạn đã trên 09 tuổi.

Để chuyển nhượng được thửa đất trên, cần phải xác định những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất để tiến hành việc khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương cho các đồng thừa kế thuộc theo quy đinh.

di chúc bán đất

Tư vấn chuyển nhượng đất khi không có di chúc tại Phamlaw

  1. Chuẩn bị hồ sơ công chứng và sang nhượng.

– Giấy tờ chứng minh tài sản của người để lại di sản thừa kế; (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất);

– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; (Giấy chứng tử của người chồng);

– Giấy tờ cá nhân của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, Giấy khai sinh, tờ khai nhân khẩu);

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, tổ chức hành nghề công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản. Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã, phường nơi thường trú cuối cùng của người chồng.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký lại quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất. Sau khi đăng ký xong, có thể tiến hành việc sang nhượng đúng như luật định.

Trên đây là câu trả lời của Luật sư đối với trường hợp gia đình bác bạn, thực tế khi tiến hành sẽ có nhiều vấn đề phức tạp nẩy sinh. Có khó khăn, vướng mắc bạn và gia đình bác bạn hãy liên hệ ngày số hotline tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Chúc gia đình bác sớm giải quyết được nội dung công việc như trên.
>>> Tham khảo thêm: Luật mua bán đất đai

Trân trọng./

—————

Phòng tư vấn pháp luật chuyên sâu công ty luật PHAMLAW


Bài viết liên quan cùng chủ đề: