Tư vấn pháp luật 365 Quan hệ Cầm cố tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Quan hệ Cầm cố tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015

Quan hệ Cầm cố tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.

Câu hỏi: Anh chị có thể cho tôi biết thế nào là Cầm cố tài sản và Pháp luật hiện hành quy định về quan hệ cầm cố như thế nào?

Quan hệ Cầm cố tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015

Trả lời: Cảm ơn anh chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đối với câu hỏi của bạn liên quan đến cầm cố tài sản, tôi xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 309 Bộ Luật dân sự 2015, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Hiện nay quan hệ cầm cố trên thực tế khá phổ biến và được biết đến như một loại giao dịch “cắt cổ” với khoản lãi cao vút khiến nhiều người e ngại, tránh xa.

– Hiệu lực của quan hệ cầm cố tài sản:  Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

– Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố:

Quyền của bên cầm cố: Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp tài sản được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị trên thực tế. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt, yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Nghĩa vụ của bên cầm cố: Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.  Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

– Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:

Bên nhận cầm cố có quyền:  Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.  Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố: Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Quan hệ cầm đồ chấm dứt trong các trường hợp cụ thể sau:

– Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

– Khi việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

– Khi tài sản cầm cố đã được xử lý.

– Khi các bên có thỏa thuận về việc chấm dứt quan hệ cầm cố.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi đối với thắc mắc của bạn trên cơ sở pháp luật, nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể gửi câu hỏi về hộp thư tư vấn của chúng tôi để được chúng tôi tư vấn và gaiir đáp cụ thể.

xem thêm:


Bài viết liên quan cùng chủ đề: