Tư vấn pháp luật 365 Những quy định của pháp luật về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Những quy định của pháp luật về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Một doanh nghiệp từ khi bắt đầu thành lập đến khi chấm dứt hoạt động đều phải đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Hoạt động chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cũng cũng không ngoại lệ.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Nhà nước ban hành các quy định của pháp luật về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhằm bảo về lợi ích chung của cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của chính công ty và bên thứ ba. Vậy những quy định này được hiểu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một phần kiến thức pháp lý về vấn đề này.

Về căn cứ chuyển đổi: Đối với trường hợp chuyển đổi tự nguyện, là mong muốn của doanh nghiệp, việc chuyển đổi hoàn toàn do chủ sở hữu/đại hội đồng cổ đông/hội đồng thành viên… tùy thuộc vào loại hình công ty. Còn đối với trường hợp chuyển đổi bắt buộc, căn cứ để chuyển đổi là sự kiện pháp lý làm thay đổi kết cấu của công ty dẫn đến công ty không còn đáp ứng được các điều kiện bắt buộc mà pháp luật đã quy định.

Đối với các loại hình công ty mà chịu trách nhiệm hữu hạn thì số vốn phải góp vào công ty chính là giới hạn trách nhiệm. Việc quy định bắt buộc thành viên hoàn thành nghĩa vụ trước khi công ty chuyển đổi loại hình là điều rất quan trọng, việc này giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho bên thứ ba khi tiến hành chuyển đổi.

Thực tế cho thấy việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến các chủ thể, vì vậy việc Nhà nước đưa ra các quy định của pháp luật để quản lý là rất cần thiết.

Thứ nhất, việc chuyển đổi loại hình công ty có thể tác động đến thành viên, chủ sở hữu công ty trước tiên. Việc thay đổi loại hình công ty có thể tác động làm thay đổi đến chức vụ hay quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty. Bên cạnh đó, khi chuyển đổi loại hình công ty, các thành viên cũng cần cân nhắc việc quy đổi giữa phần vốn góp thành cổ phần hoặc ngược lại.

Thứ hai, việc chuyển đổi hình thức công ty có thể làm ảnh hưởng đến bên thứ ba mà người lao động là một trong số đó. Trên thực tế, việc chuyển đổi loại hình công ty luôn gắn liền với việc thay đổi quy mô sản xuất, ngành nghề, hoạt động linh doanh… sự thay đổi này sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến quyền và lợi ích của người lao động như việc làm hay nợ tiền bảo hiểm xã hội… Một trong các bên thứ ba đó là các chủ nợ của công ty, quyền lợi của chủ nợ có thể bị tác động khi công ty chuyển đổi loại hình, đặc biệt là trường hợp chuyển đổi nghĩa vụ chịu trách nhiệm vô hạn sang chịu trách nhiệm hữu hạn. Vấn đề này sẽ khiến nhiều công ty sử dụng hình thức chuyển đổi loại hình như một biện pháp trốn nợ.

Việc Nhà nước cho phép chuyển đổi loại hình tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là hoạt động có thể tác động lên nhiều chủ thể, gây phát sinh thêm nhiều vấn đề khác bất cập. Vì vậy pháp luật cần có sự quy định chặt chẽ hơn để điều chỉnh hoạt động này.

Dịch vụ của Phamlaw


Bài viết liên quan cùng chủ đề: