Hỏi: Tôi muốn biết hành vi quảng cáo không lành mạnh sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cám ơn.
Trả lời:
Chào bạn, chúng tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Hành vi cạnh tranh không lạnh mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; dèm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phân biệt đối xử của hiệp hôi; bán hàng đa cấp bất chính; và các hah vi cạnh tranh không lành mạnh khác được xác định theo tiêu chí của Luật cạnh tranh 2004.
Trong đó, việc quảng cáo nhăm cạnh tranh không lành mạnh đã bị pháp luật cấm thực hiện gồm:
- So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
- Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng;
- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thoogn in gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác; các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật cấm.
Khi có một trong các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh trên, việc xử phạt được tiến hành theo quy định tại điều 33 Nghị định 71/2014/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đói với hành bị quảng cáo sau đây:
- So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;
- Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gây rối hoặc gây nhầm lẫn khác.
- Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 điều 28 Nghị định này.
Dựa theo quy định tại khoản 4 điều 28 Nghị định trên, thì ngoài bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục:
- Tịch thu tang vật, phương tiên được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm các tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi bi phạm;
- Buộc cải chính công khai.
Ngoài ra, bạn có thể trực tiếp tham khảo tại các văn bản pháp lý nêu trên./
Xem thêm: