Tư vấn pháp luật 365 Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

giay-phep-kinh-doanh-van-tai

– Trình tự thực hiện:

Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của  Sở Giao thông vận tải

– Thời gian nhận hồ sơ:

       +Các ngày từ thứ hai đến thứ sáu:

Buổi sáng: từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30;

Buổi chiều: từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00.

       +Thứ bảy: Buổi sáng: từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30.

-Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:

    + Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì sẽ cấp Biên nhận hồ sơ cho người nộp;

    + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

– Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết và đóng lệ phí tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của  Sở Giao thông vận tải

– Cách thức thực hiện: Trực tiếp nộp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1.  Thành phần hồ sơ, bao gồm:
  2. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
  3.  Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
  4.  Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  5.  Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện;

– Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;

– Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;

– Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

>>> Tham khảo: chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp

  1.  Phương án kinh doanh;

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài các quy định tại các Điểm a, b, c, Khoản 1 Điều 19 còn phải có thêm: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông ( theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT) ; bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (Phụ lục 6 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT), (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao chụp giấy chứng nhận);

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông ( theo quy định tại Điều 5 Thông tư số: 18/2013/TT-BGTVT).

  1. Đối với hộ kinh doanh:

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

  1. Số lượng hồ sơ: 01(bộ)

– Thời hạn giải quyết:  15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 điều 20 Nghị định số 91/2009/NĐ-CP.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1.  Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải
  2.  Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có
  3.  Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải
  4.  Cơ quan phối hợp: không có

Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép.

>>> Tham khảo: thủ tục mua nhà đất

Lệ phí :

Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND về ban hành mức thu, sử dụng lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

+Cấp giấy phép lần đầu: 200.000 đồng/ giấy phép.

+Cấp đổi, cấp lại giấy phép: 50.000 đồng/ giấy phép.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

          +Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô ( Phụ lục 1 Thông tư số: 18/2013/TT-BGTVT).

+Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (Phụ lục 6 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT).

+Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Thông tư số: 18/2013/TT-BGTVT).

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện;

  1.  Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;
  2.  Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;
  3.  Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải

Khoản 5, điều 11, Nghị định số 91/2009/NĐ-CP

>>> Tham khảo: luật lao động mới nhất của việt nam

Trên đây là những hướng dẫn của luật sư Phamlaw, hy vọng sẽ hữu ích cho quý khách hàng và bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến số tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết.

———————————–

Phòng tư vấn Công ty tư vấn Luật Phamlaw


Bài viết liên quan cùng chủ đề: