Tư vấn pháp luật 365 Trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS

Trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Công ty Luật TNHH Phamlaw có nhận được câu hỏi từ email Huedang…@gmail.com với nội dung câu hỏi như sau:

Theo như tôi thấy, hiện nay có rất nhiều tội phạm đã bỏ trốn nhiều năm nhưng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy các trường hợp nào không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định mới nhất hiện nay? Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi.

Cảm ơn Luật sư!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật PhamLaw. Với câu hỏi của bạn, Phamlaw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

– 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

– 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

– 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

– 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

2. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đối với các tội phạm sau đây:

– Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), bao gồm:

+ Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội gián điệp (Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội bạo loạn (Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội (Điều 115 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội phá rối an ninh (Điều 118 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

– Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), bao gồm:

+ Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội chống loài người (Điều 422 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội phạm chiến tranh (Điều 423 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê (Điều 424 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội làm lính đánh thuê (Điều 425 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

+ Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

Việc quy định các tội phạm không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm trên thể hiện tinh thần kiên quyết không khoan nhượng cho những tội phạm ảnh hưởng đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước của dân, do dân, vì dân; bảo vệ hòa bình chống chiến tranh xâm lược và phòng chống tội phạm tham nhũng.

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã có sự đổi mới tiến bộ so với Bộ luật Hình sự năm 1999 như thay đổi cách hành văn, cách diễn đạt từ ngữ pháp lý một cách khoa học, dễ hiểu. Đây là bước tiến quan trọng để xây dựng được nền pháp luật vững chắc, đề cao tinh thần không bỏ lọt tội phạm.

Hy vọng bài viết trên đây của Phamlaw sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 1900 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

 


Bài viết liên quan cùng chủ đề: