Tư vấn pháp luật 365 Công ty hợp danh và trình tự, thủ tục thành lập Công ty hợp danh
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Trình tự, thủ tục thành lập Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, lấy uy tín, danh dự của của chủ sở hữu để đảm bảo cho sự hoạt động của công ty trên cơ sở vốn góp của các thành viên. Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp khá đặc biệt khi nó vừa có tư cách pháp nhân nhưng lại phải chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản của các thành viên trong doanh nghiệp. nó vừa là hình thức đảm đầu tư cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ về sau.

Tại bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với quý bạn đọc về trình tự thủ tục thành lập công ty hợp danh.

   Trình tự, thủ tục thành lập Công ty hợp danh

Điều 177. Công ty hợp danh

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào”.

Trình tự, thủ tục thành lập công ty hợp danh.

Bước 1: Chuẩn bị thông tin ban đầu và các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc thành lập công ty hợp danh. Cụ thể như:

  • Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh;
  • Tên công ty;
  • Địa chỉ trụ sở của công ty;
  • Ngành nghề kinh doanh;
  • Các giấy tờ pháp lý của các thành viên trong công ty; giấy tờ trụ sở công ty,…

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

  1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ Công ty.
  3. Danh sách thành viên công ty hợp danh.
  4. Bản sao của các giấy tờ sau:

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty

Có thể nộp hồ sơ theo 3 cách sau:

  • Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Nộp qua mạng trên trang Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp;
  • Nộp qua bưu điện.

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy và hồ sơ phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định

  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
  • Sau khi trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ thì doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận ghi lịch hẹn trả kết quả. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp trường hợp từ chối giải quyết phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Bước 5: Nhận kết quả

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Trên đây là những hướng dẫn của luật sư Tư vấn pháp luật 365, hy vọng sẽ hữu ích cho quý khách hàng và bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến số tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết.

———————————–

Phòng tư vấn Công ty tư vấn pháp luật 365

> Tham khảo thêm về thủ tục giải thể công ty tnhh mtv


Bài viết liên quan cùng chủ đề: