Tư vấn pháp luật 365 Trình tự thu hồi đất ở Hải Dương theo Luật đất đai 2013
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Trình tự thu hồi đất ở Hải Dương theo Luật đất đai 2013

Câu hỏi: Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi: tôi đang có nhà ở Hải Dương và nhà tôi đang có quyết định thu hồi đất, vậy trình tự thu hồi ở Hải Dương như thế nào?

Trình tự thu hồi đất ở Hải Dương theo Luật đất đai 2013

Trình tự thu hồi đất ở Hải Dương theo Luật đất đai 2013

     Căn cứ Quyết định 21/2014/QĐ-UBND và Quyết định 37/2014/QĐ-UBND tỉnh Hải Dương trình tự thu hồi đất ở Hải Dương như sau :

Bước 1 : Thông báo thu hồi đất

    Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu đồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm lý do thu hồi đất; diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất; kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư; giao nhiệm vụ lập, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

    Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

      Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn thì UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

Bước 2, Điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai và tài sản có trên đất

     Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc kiểm kê đối với từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi thu hồi, lập biên bản thể hiện rõ: Vị trí thửa đất, tổng diện tích đất đang sử dụng, tổng diện tích đất thu hồi, diện tích nhà thu hồi, kèm theo bản vẽ sơ họa ghi rõ kích thước.

     Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập biên bản; số liệu trong biên bản không được sửa chữa, tẩy xóa và có đầy đủ chữ ký của các thành viên tổ công tác, chữ ký của người có nhà, đất trong phạm vi thu hồi đất (hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật) và đóng dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có sửa chữa thì phải có xác nhận của các thành viên Tổ công tác và được UBND cấp xã đóng dấu xác nhận).

      Trường hợp người bị thu hồi không phối hợp trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì thực hiện theo Điều 70 Luật Đất đai năm 2013.

Bước 3, Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

  • Xác định giá đất để tính tiền bồi thường và giá đất để thu tiền sử dụng đất khi giao tái định cư : Sau khi có Thông báo thu hồi đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi có đất thu hồi) có trách nhiệm chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp với các phòng, ban có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức điều tra, khảo sát giá đất phổ biến trên thị trường đề xuất hệ số điều chỉnh giá đất, phương án giá đất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
  • Lập, hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư : Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm hoàn chỉnh và gửi phương án đến phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện đối với phương án bồi thường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện; gửi Sở Tài nguyên và Môi trường đối với phương án bồi thường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định.

Bước 4, Quyết định thu hồi đất, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư :

  • UBND  cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật đất đai 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày
  • Nội dung thẩm định bảo gồm : việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, việc áp giá đất, giá tài sản để tính bồi thường, hỗ trợ; phương án bố trí tái định cư.
  • Thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư : Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với những trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 17 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với những trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2, Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 và các trường hợp được ủy quyền.

Bước 5, Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến nhân dân

      Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Bước 6, Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện

    Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

    Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

    Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất đai 2013.

xem thêm:


Bài viết liên quan cùng chủ đề: