Tư vấn pháp luật 365 Tranh chấp về ranh giới đất liền kề
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Tranh chấp về ranh giới đất liền kề

Ranh giới tranh chấp đất liền kề

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi xin trình bày một việc như sau: Năm 2014 tôi có mua 2 thửa đất liền kề nhau ở Khu đô thị mới ở Yên Phong, Bắc Ninh, có diện tích lần lượt là 56m2 và 70m2, đã được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do chưa có nhu cầu xây dựng nhà ở, mà vị trí 2 thửa đất gần khu vui chơi, nhà hàng, nên tôi cho thuê làm chỗ để xe. Đến nay tôi có ý định xây nhà để ở, thì phát hiện ra 2 thửa đất đã bị nhà dân bên cạnh trồng cây, xây rào lấn chiếm với diện tích khoảng 11m2. Tôi tranh cãi với họ cũng khá lâu nhưng họ vẫn không trả lại phần đất lấn chiếm, cho rằng phần đất đó thuộc đất của mình từ trước khi tôi mua đất. Vậy xin Luật sư tư vấn cho tôi làm sao để đòi được đất?

Trả lời:

Chào bạn,

Tranh chấp của bạn với chủ sử dụng đất bên cạnh là tranh chấp về ranh giới giữa các thửa đất liền kề. Ranh giới này được xác đinh theo hiện trạng sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, nếu việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật thì bạn có thể đòi lại phần đất bị lấn chiếm dễ dàng. Dựa trên các quy định của pháp luật về đất đai hiện nay, PHAMLAW xin đưa ra quan điểm trả lời như sau:

  1. Đối với tranh chấp ranh giới thửa đất liền kề

Giữa chủ sở hữu của các thửa đất liền kề phải thực hiện nghĩa vụ tôn trong ranh giới giữa các bất động sản. Điều này được thể hiện tại điều 265 Bộ luật dân sự 2005:

  • “Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.”

Ranh giới giữa các thửa đất cũng được thể hiện trong bản đồ địa chính của địa phương. Do vậy, trong trường hợp có tranh chấp về ranh giới, các chủ sử dụng đất có thể tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể tiến hành hòa giải. Thủ tục hòa giải hiện nay được quy định tại điều 202 Luật đất đai 2013, như sau:

  • “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Trường hợp hòa giải không thành, mà các bên đều có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tranh chấp sẽ được giải quyết bằng cách đưa ra Tòa án nhân dân theo khoản 1 điều 203 Luật đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”

Việc khởi kiện ra Tòa án nhân dân được tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

  • Tòa án nhân dân có thẩm quyền: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.
  • Nội dung đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau:
  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, trong trường hợp này là các tài liệu sau:
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp đối với thửa đất bị lấn chiếm;
  • Biên bản hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Văn bản đo đạc, xác minh về việc thửa đất bị lấn chiếm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
  • Trích lục hồ sơ địa chính đối với thửa đất có tranh chấp;
  • Ngoài ra Tòa án có thể yêu cầu bổ sung thêm các loại tài liệu, chứng cứ liên quan khác.
  • Khi nộp đơn khởi kiện có kèm theo tài liệu, chứng cứ liên quan, Tòa án sẽ xem xét, nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết thì Thẩm phán được phân công sẽ thông báo cho người khởi kiện để họ đến nộp tạm ứng án phí và thụ lý vụ án; nếu cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ khởi kiện thì ra thông báo để người nộp đơn khởi kiện bổ sung thêm.

Trên đây là những ý kiến tư vấn của PHAMLAW về giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất liền kề và hợp nhất các thửa đất liền kề. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của PHAMLAW. Để được tư vấn dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng kết nói tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ./

Dịch vụ của Phamlaw


Bài viết liên quan cùng chủ đề: