Tư vấn pháp luật 365 Tranh chấp đất của Hộ gia đình
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Tranh chấp đất của Hộ gia đình

Hỏi: Gia đình tôi được nhà nước cấp 600m2 đất nông nghiệp,  người đại diện đứng tên trong sổ đỏ được cấp năm 1997 là Hộ bà Nguyễn Thị C( mẹ tôi), nay mẹ tôi muốn bán một nửa diện tích đất trên để lấy tiền đầu tư chăn nuôi. Trong khi đó, gia đình tôi gồm mẹ tôi, tôi và anh trai thì anh trai không đồng ý cho mẹ tôi bán đất, mẹ tôi cho rằng bà có quyền bán vì trong đó có phần đất của bà. Vậy luật sư cho tôi hỏi, giờ mẹ tôi muốn vẫn muốn bán phần đất đó thì phải làm thế nào?

> tham khảo thêm thủ tục sang tên sổ đỏ nhà chung cư

Xin cảm ơn và mong nhận được sự hồi đáp của  Luật sư.

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính tham khảo)

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến của Phamlaw, vấn đề của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi xem xét và đưa ra ý kiến như sau:

Thứ nhất, về hộ gia đình sử dụng đất, theo Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

>>> Tham khảo: luật lao động mới nhất của việt nam

Thứ hai, về tài sản chung của hộ gia đình, theo Điều 108 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ”.

>>> Tham khảo: luật mua bán đất đai

Thứ ba, về việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình, theo Điều 109 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

“1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung theo phướng thức thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở nên đồng ý,đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số các thành viên từ đủ 15 tuổi trở nên đồng ý”.

Tranh chấp đất của Hộ gia đình

Tranh chấp đất của hộ gia đình

Như vậy, đất được cấp cho hộ gia đình bạn  thì thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Việc định đoạt quyền sử dụng đất là tài sản của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý.

Nếu bạn và anh trai của bạn có tên trong sổ hộ khẩu vào thời điểm gia đình bạn được cấp sổ đỏ thì việc mẹ bạn muốn bán đất phải được sự đồng ý của bạn và anh trai bạn. Việc đồng ý được thể hiện bằng việc các thành viên đó cùng có mặt và ký tên vào hợp đồng tại thời điểm công chứng hợp đồng hoặc có sự ủy quyền cho một trong số các thành viên còn lại của hộ gia đình. Trường hợp hộ gia đình có thành viên chưa thành niên, hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cần có sự đồng ý của người đại diện theo quy định của Điều 141 Bộ luật Dân sự.

Trường hợp anh trai bạn vẫn kiên quyết không đồng ý cho mẹ bạn bán đất thì gia đình bạn phải làm thủ tục tách thửa, việc tách thửa đất phải thỏa mãn các điều kiện về tách thửa tại địa phương bạn. Sau khi có công văn tách thửa của Văn phòng đăng kí đất đai, mẹ bạn mới được thực hiện việc chuyển nhượng một nửa diện tích đất đó.

Trong trường hợp không cần sự tham gia của các thành viên trong hộ gia đình, nếu có đủ căn cứ chứng minh tài sản không phải là tài sản chung của hộ gia đình, mà là tài sản riêng của cá nhân, như: Quyết định cấp cho cá nhân đó, hợp đồng tặng cho riêng cá nhân đó, văn bản thể hiện cá nhân được thừa kế riêng… thì chỉ cá nhân đó có quyền định đoạt tài sản và các thành viên khác trong hộ gia đình không tham gia việc định đoạt tài sản đó.

Hoặc nếu rơi vào trường hợp mảnh đất đó là tài sản chung của hộ gia đình, nhưng theo sổ hộ khẩu thì tại thời điểm có tài sản, thành viên không có trong sổ hộ khẩu hoặc đã chuyển đi thì thành viên đó không tham gia việc định đoạt tài sản chung hộ gia đình.

>>> Tham khảo: thủ tục chia tách sổ đỏ

Trên đây là ý kiến tư vấn của đội ngũ luật sư Phamlaw, trong quá trình thực hiện, nếu còn khó khăn, vướng mắc, quý khách vui lòng liên hệ qua tổng đài 19002118 để được trao đổi trực tiếp với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của phamlaw.

—————

Phòng tư vấn pháp lý công ty Luật Phamlaw

 


Bài viết liên quan cùng chủ đề: