Câu hỏi: Gia đình tôi đang tranh chấp đất với gia đình ông M. Hiện tại gia đình ông M có hộ khẩu tại địa phương, tôi chỉ cung cấp được địa chỉ của hai vợ chống ông M,còn địa chỉ nơi các con ông M đang làm việc tôi không biết nên không cung cấp được, tòa án lấy lý do này để trả lại đơn khởi kiện của Điều 164. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện. Vậy tôi muốn hỏi luật sư Tòa án làm như vậy là đúng hay sai? Rất mong được luật sư giải đáp.
>>> Thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng
>>> Thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng hành chính
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến các luật sư của Phamlaw, câu hỏi của bạn được các luật sư của chúng tôi trả lời như sau:
Trường hợp của bạn, để xác định việc Tòa án trả lại đơn kiện có đúng hay không, trước hết phải xem xét đơn khởi kiện có đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hay không?
>>> Tham khảo: luật mua bán đất đai
Theo quy định tại khoản 2 Điều 168 về hình thức và nội dung đơn khởi kiện, cần có các nội dung:
– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
– Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
– Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
– Tên, địa chỉ của người bị kiện;
– Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn
Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn;
Trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
Trường hợp người khởi kiện không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì phải có người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.”
Theo quy định này thì trong đơn khởi kiện của bạn chưa đáp ứng được nội dung về tên,địa chỉ của người có quyền và lợi ích liên quan. Tuy nhiên,trong trường hợp này Tòa án phải ra văn bản yêu cầu sửa đổi trong một thời gian ấn định theo quy định tại Khoản 1 Điều 169:
“ Khi nhận đơn khởi kiện hoặc sau khi nhận đơn khởi kiện, xét thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng dân sự, thì tuỳ theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện mà Toà án yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong một thời hạn do Toà án ấn định, nhưng không quá ba mươi ngày, kể từ ngày người khởi kiện nhận được văn bản của Toà án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể gia hạn thêm, nhưng không quá mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn do Toà án ấn định nêu trên”
Việc trả lại đơn kiện chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại Điều 168:
>>> Tham khảo: luật lao động mới nhất của việt nam
“1. Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
- a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
- b) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện;
- c) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng;
- d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;
đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Như vậy, Tòa án chỉ được trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp trên. Tình huống của bạn không thuộc các trường hợp được trả lại đơn theo quy định tại Điều 168 nên việc Tòa án trả lại đơn là không đúng, Tòa phải ra văn bản yêu cầu bổ sung đơn trong một thời hạn nhất định như đã nói trên.
Theo đó, bạn có quyền khiếu nại về việc trả lại đơn này, việc khiếu nại được thực hiện theo Điều 171 Bộ luật TTDS:
“Điều 170. Khiếu nại, khiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
- Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện”.
>>> Tham khảo: các loại chi phí khi chuyển quyền sử dụng đất
Trên đây là lời giải đáp của luật sư Công ty luật Phamlaw, nếu quý khách có bất kì khúc mắc nào trong quá trình thực hiện, vui lòng liên hệ trực tiếp với các luật sư của chúng tôi qua tổng đài 19002118.