Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi về thủ tục tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.Tôi xin chân thành cảm ơn!
(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw)
Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)
Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về câu hỏi của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Thủ tục tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Hồ sơ: Giấy tờ chứng minh về việc không thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng theo quy định của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Trình tự thực hiện
Bước 1: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng theo quy định của pháp luật, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Bước 2: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Bước 3: Quyết định định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động sẽ được trung tâm dịch vụ việc làm gửi đến Bảo hiểm xã hội tỉnh và người lao động
- Lệ phí: Không
Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề thủ tục tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như xin cấp lại giấy phép lao động, xin cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866.
xem thêm:
- thủ tục giải thể công ty tnhh 1 thành viên
- Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân
- thủ tục giải thể công ty tnhh nhanh nhất
- Hành vi giữ văn bằng gốc của người sử dụng lao động