Tư vấn pháp luật 365 Thành lập công ty TNHH 01 thành viên là tổ chức.
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Thành lập công ty TNHH 01 thành viên là tổ chức

Thành lập công ty TNHH 01 thành viên là tổ chức

Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ và công ty tư nhân là hai loại hình công ty về hình thức thì không có gì khác nhau, chỉ khác nhau rất cơ bản về bản chất vì công ty TNHH 1 thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn còn CT tư nhân thì chịu trách nhiệm vo hạn về tài sản của mình. Hình thức thành lập công ty giữa 02 loại hình này là không có gì mấy khác nhau, các bạn có thể tham khảo ở bài viết Trình tự thủ tục thành lập công ty tư nhân của chúng tôi. Tuy nhiên tại bài viết này, Tư vấn pháp luật 365 sẽ giới thiệu với các bạn “trình tự thủ tục thành lập công ty TNHH 01 thành viên do tổ chức làm chủ”.

> tìm hiểu về hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Điều 74. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viêntnhh-mot-thanh-vien

“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020”.

Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty TNHH 01 thành viên có thể do tổ chức làm chủ sở hữu.

Trình tự thủ tục Thành lập công ty TNHH 01 thành viên là tổ chức

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

Hồ sơ cần chuẩn bị khi muốn thành lập công ty TNHH 01 thành viên là tổ chức bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước).

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ,nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

+ Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

 Số lượng hồ sơ:   01  (bộ)

Đối tượng thực hiện TTHC:         Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận một cửa (Văn phòng Sở), Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội.
  4. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…).

 

Trên đây là những hướng dẫn của luật sư Tư vấn pháp luật 365, hy vọng sẽ hữu ích cho quý khách hàng và bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến số tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết.

———————————–

Phòng tư vấn Công ty tư vấn pháp luật 365


Bài viết liên quan cùng chủ đề: