Hỏi Từ email:hongnguyen77@…
Tháng 11 năm 2015, tôi có góp vốn vào 1 công ty TNHH hai thành viên trở nên, số vốn tôi góp là 800 triệu đồng. Dạo gần đây,công ty đó có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức làm tôi rất lo ngại về lợi ích từ vốn góp của tôi sau này ra sao nên tôi muốn rút số vốn đó để góp vào một công ty khác. Vậy luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi có được rút vốn không? Và nếu được thì thủ tục thực hiện như thế nào?
>>> Góp vốn bằng quyền sử dụng đất
>>> Góp vốn để thành lập một doanh nghiệp mới
Trả lời: (Câu trả lời mang tính tham khảo)
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn doanh nghiệp của công ty luật Phamlaw, vấn đề của bạn được các luật sư của chúng tôi giải đáp như sau:
Khoản 2 Điều 51 quy định: Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này.
Điều 52: “. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này”.
>>> Tham khảo: mẫu hợp đồng lao động cho người nước ngoài
Điều 53: “ 1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy địnhtại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán”.
>>> Tham khảo: thủ tuc mua bán nhà đất
Điều 54: “Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
c) Thành viên là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản”.
>>> Tham khảo: dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp
Khoản 3 Điều 68 có quy định: “3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 52 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 48 của Luật này”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên có thể thấy, bạn không thuộc trường hợp nào trong các điều luật nêu trên. Như vậy, bạn không được phép làm thủ tục rút vốn ra khỏi công ty mà mình đã góp vốn.
Trên đây là lời giải đáp của luật sư công ty luật Phamlaw về trường hợp rút vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên. Rất mong ý kiến tư vấn có thể làm sáng tỏ vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn bất kì băn khoăn nào hãy liên liên hệ trực tiếp với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi qua tổng đài 19002118.
__________________________
Phòng tư vấn doanh nghiệp công ty luật Phamlaw