Tư vấn pháp luật 365 Quy trình và thủ tục cấp giấy phép lao động mới nhất
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Quy trình và thủ tục cấp giấy phép lao động mới nhất

Quy trình và thủ tục cấp giấy phép lao động mới nhất

I. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
Bộ luật lao động 2012 ngày 18 tháng 06 năm 2012
Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam .
Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP.
II. Điều kiện cấp giấy phép lao động
Để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam, người lao động nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ-CP như sau:
“1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật
2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc
3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật
4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.”
III. Quy trình và thủ tục cấp giấy phép lao động

Quy trình và thủ tục cấp giấy phép lao động
Bước 1: Trình mẫu số 1 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Ở bước này, người sử dụng lao động trình Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động – Thương bình và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP đến Ủy ban nhân dân. Mẫu số 1 là “báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài” của doanh nghiệp, đây là mẫu bắt buộc phải có cho bất kỳ bộ hồ sơ xin giấy phép lao động nào.
Bước 2: Nộp hồ sơ theo quy định
Sau khi nhận được công văn chấp thuận của Ủy ban nhân dân, trước 15 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc thì người sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố nơi người nước ngoài làm việc.
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động được quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP gồm có:
Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội (Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP)
Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
Lý lịch tư pháp cũng cần được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng việt có công chứng tư pháp.
Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc phù hợp chức vụ tại Việt Nam (văn bản này cũng cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt có công chứng tư pháp).
Bằng cấp liên quan
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản photo công chứng)
Lý lịch tư pháp Việt Nam (nếu cư trú tại Việt Nam trên 1 tháng phải có xác nhận tam trú).
02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài
Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ. Sau khi xem xét sẽ xảy ra hai trường hợp như sau:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: chuyên viên nhận, lập và giao biên nhận cho người nộp hồ sơ
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: chuyên viên trả lại hồ sơ kèm theo phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Xử lý hồ sơ
Ở bước này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố xử lý hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đã tiếp nhận.
Bước 5: Trả kết quả
Sau khi xem xét hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc sẽ dẫn đến hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Trường hợp 2: Từ chối không cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, trường hợp này cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người sử dụng lao động nước ngoài căn cứ ngày hẹn trên biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố nhận kết quả.

Câu hỏi: Trong trường hợp, người lao động nước ngoài không có bằng cao đẳng hoặc đại học thì có thể xin được giấy phép lao động được hay không?
Tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
“Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.”
Trong các trường hợp trên, người lao động nước ngoài không có bằng cao đẳng hoặc đại học thì vẫn có thể được cấp giấy phép lao động.

Xem thêm:


Bài viết liên quan cùng chủ đề: