Phương thức tăng vốn điều lệ công ty
Thưa Luật sư!
Tôi thành lập công ty vào tháng 01/2022. Hiện nay do nhu cầu mở rộng kinh doanh nên tôi muốn tăng vốn điều lệ công ty. Tôi muốn biết các phương thức tăng vốn điều lệ của công ty hiện nay. Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi.
Cảm ơn Luật sư!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật PhamLaw. Với câu hỏi của bạn, Phamlaw xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật doanh nghiệp 2020
NỘI DUNG TƯ VẤN
Hiện nay có rất nhiều phương thức để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm kinh phí để đầu tư, thực hiện các chiến lược kinh doanh. Do bạn không nói rõ công ty bạn là loại hình doanh nghiệp nào nên Luật Phamlaw sẽ đưa ra hai phương thức tăng vốn điều lệ cơ bản mà bất kì công ty nào cũng có thể thực hiện được:
Thứ nhất, Tăng vốn điều lệ công ty bằng việc chủ sở hữu tự bỏ vốn vào phát triển kinh doanh
Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không có lãi.
Thứ hai, Tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu kêu gọi đối tác, bạn bè góp vốn đầu tư mở rộng kinh doanh
Hiện nay thì mỗi loại hình công ty thì đều sẽ có phương thức để tăng vốn điều lệ khác nhau, cụ thể như sau:
1. Đối với quy định tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên thì công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình: Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật ( Theo quy định tại khoản 1,2 điều 87 Luật doanh nghiệp 2020)
2. Đối với quy định tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì công ty có thể tiếp nhận vốn góp của thành viên mới hay tăng vốn góp của thành viên ( Theo quy định tại điều 68 Luật doanh nghiệp 2020 )
Lưu ý:
+ Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật doanh nghiệp 2020.
+ Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
3. Đối với quy định tăng vốn điều lệ công ty cổ phần thì công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần: bao gồm chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cho các cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phần ra công chúng. Tuy nhiên hình thức tăng vốn bằng phương thức chào bán cổ phần ra công chúng chỉ được áp dụng cho công ty đại chúng, nếu công ty của bạn không phải là công ty đại chúng thì không thực hiện được phương thức này (Theo quy định tại điều 123,124,125 Luật doanh nghiệp 2020).
4. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì việc tăng vốn đầu tư của doanh nghiệp chỉ có một phương thức duy nhất là chủ doanh nghiệp tự đầu tư thêm. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể lấy những tài sản khác của mình để đầu tư, hoặc nhân danh cá nhân mình huy động vốn cho doanh nghiệp bằng cách vay vốn của tổ chức, cá nhân khác. Khi đó, chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các khoản vay đó. ( Theo quy định tại điều 188,189 Luật doanh nghiệp 2020).
5. Đối với công ty hợp danh thì công ty có thể tăng vốn điều lệ trong 2 hình thức sau: Các thành viên trong công ty góp thêm vốn hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới.
+ Các thành viên trong công ty góp thêm vốn: Thành viên hợp danh cũng như các thành viên góp vốn trong công ty. Mỗi thành viên sẽ phải tự bỏ thêm tài sản của mình để công ty tăng vốn điều lệ.
+ Tiếp nhận thêm thành viên mới: Công ty sẽ tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác. Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác ( Theo quy định tại điều 186 Luật doanh nghiệp 2020 ).
Về thủ tục tăng vốn điều lệ công ty đối với mỗi loại hình doanh nghiệp thì Luật Phamlaw đã cập nhật đầy đủ trên Website, quý khách hàng có thể tham khảo qua các link bài viết mà Phamlaw gắn dưới đây:
Phamlaw hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương thức tăng vốn điều lệ công ty. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.