Tư vấn pháp luật 365 Đăng kiểm theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Pháp luật về đăng kiểm

Đăng kiểm xe là việc làm cần thiết và bắt buộc đối với các phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chưa biết đến khái niệm đăng kiểm, và tại sao phải đăng kiểm xe. Trong bài viết này, Phamlaw sẽ làm rõ hơn về đăng kiểm xe theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT.

Đăng kiểm là gì?

Đăng khiểm là việc (Cơ quan nhà nước) kiểm tra, giám sát, xác nhận việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vận hành các phương tiện cơ giới đường bộ và đường thuỷ, an toàn của người và hàng hóa ở trên các phương tiện đó.

Đăng kiểm xe là việc các cơ quan chuyên ngành kiểm định việc chất lượng xe về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có đảm bảo theo quy đinh hay không. Đăng kiểm xe giúp nhà nước giám sát được số lượng, chất lượng xe hiện hành. Hiện nay, nhằm đảm bảo sự an toàn khi lưu thông, nắm bắt tình hình các phương tiện giao thông, nhà nước đã giao cho mỗi tỉnh, thành phố phải có tối thiểu 1 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.

Đăng kiểm xe cơ giới theo quy định pháp luật

Theo quy định của luật giao thông đường bộ có quy định rất rõ là các phương tiện giao thông cơ giới cần phải được bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Chính vì vậy mà các loại xe ô tô phải được làm kiểm định định kỳ đúng với ngày ghi trên giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định tại các trung tâm xe ô tô được Bộ giao thông vận tải cấp phép.

                   Pháp luật về đăng kiểm

Hậu quả pháp lý khi không đăng kiểm

Đối với những xe không qua đăng kiểm cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Điều 19 về xử phạt người điều khiển ô tô hay các loại xe tương tự vi phạm quy định khi tham gia giao thông như: Không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc theo quy định; Không gắn biển số; Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;… Sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Trình tư, thủ tục tiến hành đăng kiểm

Bước 1: Chủ sở hữu xe đưa xe đến đơn vị đăng kiểm và nộp giấy tờ trực tiếp.

Hồ sơ sẽ bao gồm:

– Xuất trình giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền  cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký.

– Nộp bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước đối với trường hợp kiểm định lần đầu.

– Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.

– Thông tin về ten đăng nhập, mật khẩu hay truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera.

– Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu.

Bước 2: Đơn vị kiểm định sẽ tiếp nhận, kiểm tra, tra cứu cảnh báo, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình quản lý kiểm định, nếu không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại, nếu đầy đủ thì đăng ký kiểm định, thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng ATKT và BVMT của xe cơ giới và in Phiếu kiểm định.

Các bước thực hiện đăng kiểm

Bước 1. Kiểm tra biển số xe có được gắn chắc chắn hay chưa.

Bước 2. Lau số máy và tìm số khung.

Bước 3. Kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, phanh trợ lái xem có gì bất ổn.

Bước 4. Kiểm tra 4 bánh xe có bị mòn, dính đinh, đủ áp xuất.

Bước 5. Kiểm tra hệ thống đèn trên xe có bị hư hỏng.

Bước 6. Kiểm tra cần gạt nước, phun nước có hoạt động tốt.

Bước 7. Kiểm tra bảng đồng hồ.

Bước 8. Hệ thống dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở.

Bước 9. Phanh tay có làm việc tốt.

Bước 10. Bảo dưỡng xe.

Tóm lại, Việc kiểm tra phương tiện sẽ được thông qua 5 công đoạn bao gồm:

– Thứ nhất: Kiểm tra nhận dạng, tổng quát.

– Thứ hai: Kiểm tra phần trên của phương tiện.

– Thứ ba: Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang.

– Thứ tư: Kiểm tra môi trường.

– Thứ năm: Kiểm tra phần dưới của phương tiện.

Bước 3: Nếu phương tiện kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm trả giấy chứng nhận kiểm định và dán tem kiểm định cho phương tiện.

Có thể thấy, việc đăng kiểm sẽ giúp chủ sở hữu phương tiện biết được tình trạng, mức độ an toàn của phương tiện vận tải, tránh tình trạng hỏng hóc giữa đường, hay thậm chí có thể dẫn đến những rủi ro khi xảy tai nạn.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

 


Bài viết liên quan cùng chủ đề: