Tư vấn pháp luật 365 Những điểm mới của luật doanh nghiệp 2014.
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Những điểm mới của luật doanh nghiệp 2014.

Mến chào luật sư, tôi đang có dự định thành lập doanh nghiệp nhưng biết rằng luật doanh nghiệp 2014 ra đời đã có rất nhiều thay đổi. tôi rất muốn biết đó là những thay đổi cơ bản nào. Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư.

>>> Pháp chế doanh nghiệp, có nên thành lập
>>> Tư vấn xây dựng điều lệ doanh nghiệp

thay-doi-luat-doanh-nghiep

Những sửa đổi của luật doanh nghiệp 2014

Trả lời: (câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Lời đầu tiên, rất cảm ơn câu hỏi của bạn dành cho chúng tôi và sau đây là câu trả dành cho bạn.

Luật Doanh nghiệp 2014 được coi là cuộc đột phá thể chế, thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh. Và những điểm mới nổi bật cụ thể như sau:

Đăng kí kinh doanh

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh không bắt buộc ghi ngành nghề kinh doanh; Tách bạch giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh; Bãi bỏ các yêu cầu và điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng kí thành lập doanh nghiệp; Hài hoà thủ tục đăng kí doanh nghiệp với thuế lao động, bảo hiểm xã hội;

>>> Tham khảo: đồng sở hữu sổ đỏ

Con dấu

Doanh nghiệp tự quyết con dấu, nội dung và hình thức con dấu; Doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật.

Về vốn điều lệ và thời hạn góp vốn của công ty

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định các nguyên tắc để xác định, đăng ký vốn thực góp của công ty, giải quyết tình trạng vốn không có thực (ảo) nhưng không thể xử lý được như hiện nay.

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh giảm vốn bằng cách hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của Công ty theo các điều kiện quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 áp dụng thống nhất thời hạn phải thanh toán đủ phần vốn góp khi thành lập công ty, quy định rút ngắn thời hạn góp vốn đối với chủ sở hữu, thành viên công ty TNHH phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mô hình quản trị công ty cổ phần

Mô hình tổ chức quản trị theo Luật doanh nghiệp 2014 cấu trúc mô hình sẽ gồm Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị (thành viên, thành viên độc lập), Giám đốc/tổng giám đốc.

Quy trình ra quyết định của công ty

Giảm tỷ lệ dự họp từ 65% (Luật Doanh nghiệp năm 2005) xuống còn 51%. Và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp tán thành (LDN 2005 là 65%; trường họp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản là ít nhất 75%).

Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định chi tiết về các cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu đãi cổ tức. cổ đông ưuu đãi hoàn lại, cổ đông sáng lập. Luật quy định rõ từng trường hợp bị giải thể và trình tự giải thể gồm các bước sau: phải có quyết định giải thể doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do giải thể sau đó tiến hành thanh lý tài sản, ưu tiên thanh toán nợ thuế.

>>> Tham khảo: thủ tục mua bán đất có sổ đỏ

Trong quản lý doanh nghiệp nhà nước

Luật Doanh nghiệp 2014 bổ sung một chương hoàn toàn mới về doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, quy định về các lĩnh vực kinh doanh của nhà nước. Bốn lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh:

– Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.

– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

– Doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên.

– Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.

Luật Doanh nghiệp 2014 – cuộc đột phá về thể chế

Tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đầu tư dự án

Luật Doanh nghiệp 2014 đã tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đầu tư dự án, cũng như với các thủ tục có liên quan về cổ phần, cổ phiếu. Với nhà đầu tư nước ngoài, Luật đã tách giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp và chứng nhận đầu tư. Luật cũng tạo ra cơ hội lớn hơn về khả năng gia nhập thị trường, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là hình thức để Nhà nước ghi nhận sự hình thành và việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

Bãi bỏ quy định đề nghị doanh nghiệp cung cấp mã ngành khi thực hiện đăng ký kinh doanh

Về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bản điện tử. Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 4 nội dung chính: tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; thông tin chi tiết nhân thân của cá nhân là người đại diện theo pháp luật, chủ DNTN, thành viên hợp danh, thành viên công ty và thông tin của thành viên tổ chức; vốn điều lệ của doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp Nhà nước quy định mới hoàn toàn so với Luật Doanh nghiệp năm 2005

Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có sự thay đổi so với trước đây: thay vì quy định Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Luật cũng sửa đổi một số nội dung mới về việc xác định rõ ràng hơn địa vị pháp lý tập đoàn kinh tế, bổ sung quy định rõ hơn về hình thức công ty mẹ – công ty con; cấm các công ty con trong cùng một nhóm công ty cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau; bổ sung quy định nhằm minh bạch hóa cơ cấu và mối quan hệ giữa các công ty trong tập đoàn kinh tế, như công khai điều lệ hoặc thỏa thuận về quy chế hoạt động chung tập đoàn.

Không bắt buộc Phiếu lý lịch tư pháp trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 quy định: Trong một số trường hợp, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, Cơ quan Đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Đây là quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tuy nhiên, về cơ bản phiếu lý lịch tư pháp không phải là tài liệu bắt buộc trong Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bởi nếu bắt buộc sẽ làm tăng thêm thời gian thành lập doanh nghiệp tạo ra gánh nặng chi phí tuân thủ rất lớn cho cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, sẽ có tác động không thuận lợi cho môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta.

>>> Tham khảo: giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc

Có thể nói rằng: Luật Doanh nghiệp 2014 hướng tới sự phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và tháo gỡ nhiều khó khăn, hạn chế góp phần tạo điều kiện mở ra một môi trường kinh doanh thuận lợi phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Trên đây là câu trả lời của luật sư đối với trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến số tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu  để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết.

 

———————————–

Công ty tư vấn Luật Phamlaw

Tầng 5M, tòa nhà Bình Vượng
số 200, đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 
Hotline: 097.393.8866;
Email : pham.lawyer8866@gmail.com

 

 


Bài viết liên quan cùng chủ đề: