Tư vấn pháp luật 365 Người Việt phạm tội trên lãnh thổ nước Lào thì giải quyết như thế nào?
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Người Việt phạm tội trên lãnh thổ nước Lào thì giải quyết như thế nào?

Hỏi: Anh trai tôi sang nước Lào làm việc. Không may phạm tội giết người tại nước Lào. Vậy theo luật pháp Việt Nam sẽ giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này yêu cầu dẫn độ có được không? Tôi xin cảm ơn các luật sư rất nhiều!

>>> Điều kiện được ân xá
>>> Thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng

giết người

Phạm tội giết người tại nước ngoài

Trả lời: (Mang tính chất tham khảo)

Bạn thân mến, với câu hỏi này chúng tôi xin được hỗ trợ tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) của Việt Nam thì công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.

Theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Hình sự thì người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Cũng theo quy định tại Điều 59, Điều 60 và Điều 61 của Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thì việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải bảo đảm phù hợp với những điều đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp này, Nước ký kết này sẽ dẫn độ công dân của Nước ký kết kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình cho Nước ký kết kia để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự. Đặc biệt, việc dẫn độ phải đáp ứng điều kiện dẫn độ theo quy định tại Điều 60 và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ, cụ thể:

Thứ nhất, điều kiện dẫn độ người phạm tội: Hành vi phạm pháp dẫn đến việc dẫn độ người phạm tội là hành vi phạm pháp mà theo pháp luật của các Nước ký kết có thể kết án tù từ một 01 năm trở lên hoặc hình phạt nặng hơn. Việc dẫn độ để thi hành bản án hình sự chỉ được thực hiện khi người có hành vi phạm pháp bị kết án tù từ 01 năm trở lên hoặc hình phạt nặng hơn.

phạm tội giết người

Tư vấn – giải đáp tại Văn phòng luật sư Hà Nội – Phamlaw

Thứ hai, các trường hợp từ chối dẫn độ người phạm tội: (1) Người bị dẫn độ là công dân của Nước ký kết được yêu cầu; (2) Người đó là cá nhân đã có hành vi phạm pháp trong cùng một vụ án mà Nước ký kết được yêu cầu đã kết án hoặc đã có bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc đã có lệnh đình chỉ xét xử vụ án; (3) Nước ký kết được yêu cầu xét theo pháp luật của nước mình thấy hành vi phạm pháp làm căn cứ dẫn độ đã hết thời hiệu tố tụng hình sự hoặc hết thời hiệu thi hành án; (4) Nước ký kết được yêu cầu xét theo pháp luật của nước mình thấy không thể chấp nhận dẫn độ người phạm tội vì lý do đặc biệt.

Với trường hợp anh trai bạn, Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp nêu trên thì tội phạm giết người do công dân Việt Nam thực hiện trên lãnh thổ nước Lào là tội phạm có thể dẫn độ về Việt Nam.

>>> Tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới

Trên đây là quan điểm của các luật sư giỏi đối với trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn thêm bạn vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu của chúng tôi để được những luật sư uy tín trợ giúp.

Trân trọng./.

—————————-

Phòng tư vấn pháp luật chuyên sâu công ty luật Phamlaw!


Bài viết liên quan cùng chủ đề: