Tư vấn pháp luật 365 Người bị tâm thần phạm tội xử lý như nào?
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Người bị tâm thần phạm tội xử lý như nào?

Hỏi: Thưa các anh chị luật sư,

Nhà tôi có gara sửa chữa xe máy. Ngày 05/3/2016 anh Lâm Chí Hùng 23 tuổi (là hàng xóm cạnh nhà tôi), bị bệnh tâm thần, đã đốt cháy gara nhà tôi. Thiệt hại ước tính hơn 200 triệ đồng. Các luật sư cho em hỏi, Anh Hùng có bị truy cứu trách nhiệm pháp lí với tội danh hủy hoại tài sản hay không? Nếu không Gia đình nhà em có được bồi thường thiệt hại hay không và ai sẽ là người phải đứng ra để bồi thường thiệt hại? Rất mong sớm nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía luật sư.

>>>Điều kiện được đặc xá

>>>Thủ tục giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng

>>>Doanh nghiệp mới cần làm những gì?

Người bị tâm thần phạm tội xử lý như nào?

Người bị tâm thần phạm tội xử lý như nào?

Trả lời: (có tính chất tham khảo)

Bạn thân mến, xin được chia sẽ những rủi ro mà gia đình bạn đang gặp phải. Đối với câu hỏi này luật sư xin được tư vấn cho gia đình như sau để tham khảo:

Căn cứ theo Điều 13 của Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Theo quy định nêu trên, nếu Hùng bị bệnh tâm thần và khi thực hiện hành vi đốt gara, anh Hùng không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì anh Hùng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người bị tâm thần phạm tội xử lý như nào? 2

Công ty luật uy tín tại Hà Nội – Phamlaw

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.

Như vậy, từ các căn cứ trên, khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại. Trừ khi người giám hộ đó chứng minh họ không có lỗi để xẩy ra thiệt hại nêu trên.

>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng lao động cho người nước ngoài

Trên đây là câu trả lời của luật sư giỏi tại Hà Nội cho trường hợp của bạn, bạn có thể liên hệ với số tư vấn tổng đài của văn phòng luật sư Hà Nội nếu muốn được hỗ trợ thêm.

Trân trọng./.

—————————-

Phòng tư vấn pháp luật chuyên sâu công ty luật Phamlaw


Bài viết liên quan cùng chủ đề: