Tư vấn pháp luật 365 Li hôn vắng mặt
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Li hôn vắng mặt

Câu hỏi: Tôi kết hôn được 14 năm và có hai người con, bé lớn đã 10 tuổi và bé con 7 tuổi. Gần đây, vợ chồng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn nên anh yêu cầu li hôn với tôi, nhưng tôi không đồng ý vì con tôi vẫn còn nhỏ, cần có người đỡ đần chăm sóc. Tuy nhiên, anh vẫn nhất quyết li hôn và không còn ở với mẹ con tôi, vì vậy, tôi đã yêu cầu trợ cấp mỗi tháng 3,5 triệu để nuôi con, nhưng được hai tháng đầu anh trợ cấp đầy đủ, từ đó trở đi không còn tung tích gì nữa. Tôi cố gắng liên lạc liên lạc với anh thì được tin là anh vướng phải món nợ lớn và đã bỏ vào Nam sinh sống. Vậy tôi muốn hỏi luật sư, hiện giờ tôi không có tin tức của anh mà tôi muốn tự mình li hôn thì có được không và yêu cầu anh trợ cấp một lần trong khi anh đang nợ nần như vậy thì Tòa án liệu có chấp nhận không ạ?(havi80.nt@yahoo.com)

Cảm ơn luật sư rất nhiều.

>>> (Biểu mẫu)Ly hôn đơn phương
>>> Nguyên tắc phân định quyền nuôi con sau ly hôn

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình đến các luật sư của Phamlaw, vấn đề của bạn được các luật sư của chúng tôi giải đáp như sau:

Thứ nhất, về việc bạn muốn li hôn mà chồng bạn hiện tại không liên lạc được.

Khoản 1, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Trường hợp cả hai cùng đồng thuận ly hôn: Là trường hợp hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Đối với trường hợp này, Tòa án sẽ có quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn.

li hôn vắng mặt

  Li hôn vắng mặt

>>> Tham khảo: thủ tục mua đất có sổ đỏ

Trường hợp một bên có yêu cầu ly hôn: Là trường hợp một người có mong muốn ly hôn nhưng người kia không đồng ý hoặc hai bên không thống nhất được các vấn đề về tài sản và quyền nuôi con.

Từ những quy định trên, bạn có thể nộp đơn đơn phương xin ly hôn mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chồng bạn.

Việc giải quyết đơn yêu cầu ly hôn được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự từ thụ lí đơn li hôn đến hòa giải.Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tòa án sẽ gửi thông báo về việc tiến hành hòa giải cho nguyên đơn (bạn) và bị đơn (vợ bạn). Tuy nhiên, nếu chồng bạn với tư cách là bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như vụ án ly hôn của vợ chồng bạn không tiến hành hoà giải được (theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Khi vụ án được đưa ra xét xử, chồng bạn có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp chồng bạn với tư cách là bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi 2011).

>>> Tham khảo: các loại thuế mua bán nhà đất

Thứ hai, về việc yêu cầu trợ cấp một lần, bạn hoàn toàn có thể đưa ra phương thức này tại Tòa án, vì theo qui định tại Điều 117 Luật hôn nhân gia đình 2014 về Phương thức cấp dưỡng: “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Nhưng Tòa án cũng phải xem xét nguyện vọng và khả năng của chồng bạn liệu có đáp ứng được không, như bạn cũng nêu chông bạn đang vướng một khoản nợ lớn nên khả năng Tòa không chấp nhận yêu cầu này là rất cao. Và cũng không có cách nào bắt một người không có khả năng cung cấp một lần phải làm việc đó, giả sử Tòa cứ tuyên như vậy nhưng chồng bạn không thực hiện được thì cũng không giải quyết được gì, mà hàng tháng, hàng quý…con bạn không nhận được trợ cấp thì thiệt thòi cho chúng .

>>> Tham khảo: thông tin doanh nghiệp nộp thuế

Trên đây là ý kiến tư vấn của các luật sư Phamlaw, mong rằng sẽ làm sáng tỏ yêu cầu tư vấn của bạn. Mọi ý kiến chia sẻ của quý khách, vui lòng liên hệ qua tổng đài 19002118.

 


Bài viết liên quan cùng chủ đề: