Tư vấn pháp luật 365 Hòa giải vụ án li hôn có bắt buộc không?
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Hòa giải vụ án li hôn có bắt buộc không?

Câu hỏi: Bố tôi năm nay 35 tuổi, trước đây ông là người hiền lành, chăm lo làm ăn, con cái. Kể từ khi thua lỗ trong một vụ làm ăn lớn, bố tôi thay đổi hẳn, mỗi khi rượu vào, bố tôi lại đánh đập mẹ con tôi. Nay mẹ tôi rất muốn li hôn, mà theo như tôi biết, khi li hôn còn phải qua thủ tục hòa giải cũng mất rất lâu thời gian. Vậy tôi muốn hỏi luật sư, theo pháp luật quy định thì hòa giải có phải thủ tục bắt buộc không và trường hợp nào thì không phải qua hòa giải thưa luật sư?(Cuongnguyennt4346@gmail.com).

>>> Hồ sơ trình tự giải quyết việc thuận tình ly hôn
>>> Biểu mẫu ly hôn(đơn phương)

Trả lời:Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chuyên mục luật sư tranh tụng của công ty luật Phamlaw, câu hỏi của bạn đã được luật sư của chúng tôi nghiên cứu và trả lời như sau:

Thứ nhất, hòa giải có phải là thủ tục bắt buộc khi giải quyết li hôn hay không?

Theo Điều 10 Luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi năm 2011) có quy định:

Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Theo Điều 52 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về khuyến khích hòa giải ở cơ sở như sau: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu li hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”.

>>> Tham khảo: giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc

hòa giải vụ án li hôn

                Hòa giải vụ án li hôn

Ngoài ra theo Khoản 1 Điều 180, Điều 181 và Điều 182 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi và bổ sung năm 2011) quy định như sau:

Trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được”.

Như vậy, thủ tục hòa giải là thủ tục bắt buộc trong mọi trường hợp giải quyết ly hôn tại tòa án, kể cả trường hợp ly hôn đồng thuận. Nếu mẹ bạn làm đơn ly hôn ra tòa thì tòa sẽ thụ lý và sẽ tiến hành hòa giải giống như các trường hợp ly hôn khác.
>>> Tham khảo: thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho con
Thứ hai, xin giải đáp với bạn về những trường hợp không bắt buộc phải qua hòa giải.

Theo quy định tại Điều 181 về những vụ án dân sự không được hoà giải

“1. Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

  1. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội”.

Ngoài ra, đối với các hành vi của bố của bạn đối với mẹ của bạn, Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 liệt kê các hành vi được coi là các hành vi bạo lực gia đình như sau:

“1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

  1.  Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  2.  Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  3.  Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  4.  Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

2) Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

  1. Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  2. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  3.  Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở;
  4. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng;

Các hành vi trên đều là các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Để bảo vệ quyền lợi của mẹ con bạn, bạn có thể tìm sự trợ giúp của các tổ chức hòa giải trong gia đình, tổ chức phê bình góp ý trong cộng đồng dân cư và quyền yêu cầu bảo vệ, hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>>> Tham khảo: thủ tục mua bán đất có sổ đỏ

Trên đây là lời giải đáp của luật sư công ty luật Phamlaw về những vấn đề bạn đang băn khoăn. Nếu trong quá trình thực hiện, bạn gặp phải bất kì khó khăn nào, hãy liên hệ trực tiếp với các luật sư của chúng tôi để nhận được sự trợ giúp tận tình nhất.

                                                                           _________________________

                                                            Phòng luật sư tư vấn dân sự công ty luật Phamlaw

 


Bài viết liên quan cùng chủ đề: