Tư vấn pháp luật 365 Hồ sơ, điều kiện để đặt chi nhánh, VPĐD tại Việt Nam.
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Hồ sơ, điều kiện để đặt chi nhánh, VPĐD tại Việt Nam.

Xu hướng toàn cầu hóa thúc đẩy việc mở rộng kinh doanh đa quốc gia, Rất nhiều công ty nước ngoài muốn mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam nhưng lại gặp vướng mắc khá nhiều ở thủ tục hành chính. Tại bài viết, Phamlaw muốn cung cấp cho quý khách hàng về hồ sơ, trình tự thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam của một số loại hình doanh nghiệp cụ thể.

> tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty tnhh

van-phong-dai-dien

Hồ sơ thành lậpvăn phòng đại diện của doanh nghiệp tư nhân

– Thông báo lập văn phòng đại diện(do chủ doanh nghiệp ký) (mẫu quy định);

– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (mẫu tham khảo)

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện:

Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu văn phòng đại diện hoặc của cá nhân khác nếu văn phòng đại diện hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề;

– Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty TNHH một thành viên

– Thông báo lập văn phòng đại diện (do người đại diện theo pháp luật ký) (mẫu quy định);

– Quyết định bằng văn bản về việc thành lập văn phòng đại diện của chủ sở hữu (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (mẫu tham khảo);

– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (mẫu tham khảo)

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện

Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu văn phòng đại diện hoặc của cá nhân khác nếu văn phòng đại diện hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề;

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty TNHH hai thành viên

– Thông báo lập văn phòng đại diện (do người đại diện theo pháp luật ký) (mẫu quy định);

– Quyết định bằng văn bản về việc thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng thành viên đối (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (mẫu tham khảo);

– Biên bản họp về việc lập văn phòng đại diện của Hội đồng thành viên (có chữ ký của các thành viên dự họp)

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (mẫu tham khảo)

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện:

Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu văn phòng đại diện hoặc của cá nhân khác nếu văn phòng đại diện hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề;

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty cổ phần

– Thông báo lập văn phòng đại diện (do đại diện pháp luật của doanh nghiệp ký) (mẫu quy định);

– Quyết định bằng văn bản về việc thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng quản trị (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký) (mẫu tham khảo);

– Biên bản họp về việc lập văn phòng đại diện, của Hội đồng quản trị (có chữ ký tất cả thành viên hội đồng quản trị) (mẫu tham khảo).

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (mẫu tham khảo).

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện,văn phòng đại diện:

Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu văn phòng đại diện hoặc của cá nhân khác nếu văn phòng đại diện hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề;

Điều kiện để thành lập chi nhánh, VPĐD ở Việt Nam.

  • TNNN được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật của nước đó;
  • Đã hoạt động không dưới 5 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, TNNN lập bộ hồ sơ nộp đến Bộ Công thương. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị do đại diện có thẩm quyền của TNNN ký;
  • Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh;
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của TNNN được hợp pháp hóa lãnh sự. Trong trường hợp các tài liệu này có quy định thời hạn hoạt động của TNNN thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 3 năm;
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của TNNN trong năm tài chính gần nhất.

Các tài liệu như Điều lệ hoạt động của chi nhánh, Giấy đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính hoặc các tài liệu khác tương đương phải được dịch ra tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự

  • Bản sao hợp đồng thuê trụ sở.
  • Bản sao hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh (nếu là người nước ngoài) hoặc giấy chứng minh nhân dân (nếu là người Việt Nam)

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép, VPĐD và chi nhánh phải thực hiện các công việc như sau:

  • Thông báo hoạt động: phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 3 số liên tiếp.
  • VPĐD phải chính thức hoạt động và thông báo cho Sở Công thương về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.
  • Chi nhánh phải chính thức hoạt động và thông báo cho Bộ Công thương và Sở Công thương nơi Chi nhánh đặt trụ sở về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.

Lưu ý rằng các quy định trên không áp dụng đối với VPĐD và chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam.

Trên đây là những hướng dẫn của luật sư Phamlaw, hy vọng sẽ hữu ích cho quý khách hàng và bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến số tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết.

———————————–

Phòng tư vấn Công ty tư vấn Luật Phamlaw

 


Bài viết liên quan cùng chủ đề: