Tư vấn pháp luật 365 Giải thể doanh nghiệp và các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Giải thể doanh nghiệp và các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có thể chấm dứt sự tồn tại hoặc bị buộc chấm dứt trong một số trường hợp theo nhiều hình thức khác nhau như giải thể doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp hoặc phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chấm dứt tồn tại doanh nghiệp ở mỗi hình thức khác nhau lại có những điểm khác biệt nhất định. Tại bài viết này, Phamlaw sẽ chỉ ra một số điểm khác biệt cơ bản giữa chấm dứt tồn tại khi tổ chức lại doanh nghiệp với việc chấm dứt tồn tại khi giải thể doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình DN. Tổ chức lại doanh nghiệp khác với giải thể doanh nghiệp qua những điểm sau:

Điểm khác nhau giữa việc chấm dứt hoạt động hình thức giải thể và chấm dứt hoạt động hình thức tổ chức lại

Thứ nhất, về chủ thể và nguyên nhân quyết định giải thể và tổ chức lại doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp về cơ bản là theo quyết định của chủ doanh nghiệp khi không muốn tiếp tục kinh doanh hoặc không thể tiếp tục kinh doanh (giải thể tự nguyện) và cũng có thể theo ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi điều kiện tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc doanh nghiệp vi phạm pháp luật (giải thể bắt buộc). Đối với tổ chức lại thì chỉ có thể xuất phát từ ý chí của chủ doanh nghiệp với mục đích thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, về mục đích khi tiến hành thủ tục giải thể và tổ chức lại doanh nghiệp

Mục đích của việc giải thể doanh nghiệp là nhằm chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thông thường do xuất phát từ lý do làm ăn thua lỗ, không đáp ứng đủ điều kiện để tiếp tục kinh doanh, làm cho doanh nghiệp rút lui hoàn toàn khỏi thị trường. Trong khi đó tổ chức lại doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hoặc chuyển đổi cơ cấu tổ chức, quản lý cho phù hợp nhu cầu, điều kiện của doanh nghiệp.

Thứ ba, về thời điểm hoàn thành thủ tục

Đối với giải thể doanh nghiệp, thủ tục giải thể được xem là hoàn thành khi cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên DN trong sổ đăng ký DN. Khi đó, các quyền và nghĩa vụ của DN sẽ chấm dứt. Đối với tổ chức lại doanh nghiệp, có thể DN sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký DN như khi chuyển đổi, hợp nhất, chia DN nhưng không thể xem đây là thời điểm hoàn thành thủ tục. Thủ tục chỉ được hoàn thành khi DN mới được thành lập (được ghi nhận trong sổ đăng ký doanh nghiệp).

Thứ tư, về hậu quả pháp lý khi

Đối với trường hợp giải thể doanh nghiệp, khi cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý đã giải thể của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xem như đã chấm dứt, xóa sổ hoàn toàn sự tồn tại của doanh nghiệp trên thực tế. Tuy nhiên, đối với việc tổ chức lại doanh nghiệp thì về bản chất, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp vẫn được kế thừa trong các doanh nghiệp thành lập mới hoặc đăng ký thay đổi do tổ chức lại.
Trên đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa hai hình thức chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp là giải thể và tổ chức lại. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính và luật Doanh nghiệp 19006284 của Công ty Luật Phạm Law hoặc kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:


Bài viết liên quan cùng chủ đề: