Tư vấn pháp luật 365 Doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật hiện hành mới nhất
Quảng cáo trái
Quảng cáo phải

Doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật hiện hành

Cùng Phamlaw tìm hiểu về Doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật hiện hành qua bài viết dưới đây:

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp hiện hành, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020). Theo đó, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Doanh-nghiep-tu-nhan-theo-phap-luat-hien-hanh

 

Như vậy, dựa vào quy định pháp luật, doanh nghiệp tư nhân có một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Khác với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ. Không có hội đồng cổ đông như công ty cổ phần, không có hội đồng thành viên như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và không có chủ sở hữu là một tổ chức như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một người làm chủ và có quyền quyết định cao nhất.

Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác. Tức là khi chủ sở hữu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sau khi sử dụng hết tài sản của công ty vẫn chưa trả hết nợ thì chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ dùng tài sản riêng của mình để chi trả.

Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của công ty, nên pháp luật quy định chủ doanh nghiệp tư nhân không thể đồng thời là thành viên công ty hợp danh, chủ hộ kinh doanh. Bởi vì thành viên công ty hợp danh và chủ hộ kinh doanh cũng đều có trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ ba, Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập, tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp không có sự phân biệt rõ ràng. Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một người làm chủ nên cơ cấu tổ chức của công ty còn đơn giản, không có sự phức tạp. Bởi vậy, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Thứ tư, doanh nghiệp tư nhân không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ, có sự hạn chế về vốn điều lệ. Bản thân công ty không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của chủ sở hữu. Vậy nên khi phát hành cổ phiếu sẽ dẫn đến sự thay đổi trong thành viên góp vốn, không xác định được trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp đối với cổ đông.

Thứ năm, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, bởi vậy doanh nghiệp tư nhân không có tư cách là “người”, không thể tự mình tham gia nhân danh chính mình vào quan hệ xã hội. Vậy nên doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp. Chủ doanh nghiệp tư nhân muốn góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp phải nhân danh chính bản thân mình chứ không được nhân danh doanh nghiệp tư nhân.

2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh có cơ cấu tổ chức đơn giản, không phức tạp như các loại hình kinh doanh khác.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự mình quản lý doanh nghiệp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Như vậy, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp như thế nào còn phụ thuộc vào cách tổ chức, sắp xếp, quản lý của chủ doanh nghiệp tư nhân.

3. Hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân (Theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp:

– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

Hi vọng với những thông tin mà phamlaw.com cung cấp,  các bạn đã nắm được phần nào thông tin về Doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật hiện hành.

Xem thêm:


Bài viết liên quan cùng chủ đề: