Hỏi: Xin Luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở trong khu di tích
Trả lời:
Chào bạn,
Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh là một trong những loại đất phi nông nghiệp được chia theo mục đích sử dụng, và được Nhà nước tiến hành quản lý chặt chẽ. Trong đó, việc quản lý đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được quy định tại khoản 1 điều 158 Luật đất đai 2013 như sau:
“1. Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định sau đây:
a) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
b) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
c) Đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.”
Như vậy, đối với mỗi loại đất có di tích lịch sử – văn hóa lại có một chế độ quản lý, bảo tồn khác nhau. Vì vậy, để phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia thì điều kiện để được cấp phép xây dựng cũng khác nhau. Luật xây dựng 2014 quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, trong đó, tại điểm k khoản 2 điều 89: “k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, từ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;”. Do đó, không phân biệt tại khu vực nông thôn hay đô thị, việc xây dựng nhà ở nằm trong khu di tích bắt buộc phải xin cấp phép xây dựng.
Điều kiện cấp phép xây dựng
Với nhà ở riêng lẻ, điều kiện để được cấp phép xây dựng theo điều 93 Luật xây dựng 2014, điều kiện chung cấp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị:
Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng được các yêu cầu đối với thiết kế xây dựng;
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật xây dựng.
Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của PHAMLAW. Để được tư vấn các thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thủ tục tách thửa…, Quý khách hàng vui lòng kết nói tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ./
Xem thêm:
- Thủ tục cấp giấy phép xây dựng
- Thủ tục đăng ký quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
- sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền 2017
- thủ tục sang tên nhà đất mới nhất