Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, Quý luật sư cho tôi hỏi vấn đề sau: Tôi là công dân Việt Nam. Tuy nhiên tôi đã cư trú tại Nhật Bản được 10 năm. Hiện nay tôi muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng điện lạnh Nhật Bản tại Việt Nam có được không?
Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
(Câu hỏi được biên tập từ cuộc gọi tới tổng đài tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900)
Trả lời: (câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)
Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho tổng đài tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”
Căn cứ theo quy định trên thì việc Quý khách là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài không thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy Quý khách hoàn toàn có thể thành lập một doanh nghiệp chuyên kinh doanh mặt hàng điện lạnh Nhật Bản tại Việt Nam.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề cá nhân cư trú ở nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Xem thêm:
- Biểu mẫu: Hồ sơ giải thể công ty cổ phần mới nhất
- Thủ tục giải thể công ty tnhh 1 thành viên
- Tìm hiểu về ủy quyền của người đại diện theo pháp luật
- Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp