Áp dụng pháp luật
Khái niệm Áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức và quyền lực Nhà nước, trong đó các cơ quan, cá nhân Nhà nước có thẩm quyền và nhân danh Nhà nước áp dụng các quy phạm pháp luật vào các sự kiện pháp lý cụ thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật được thể hiện qua văn bản áp dụng pháp luật.
Đặc điểm của áp dụng pháp luật
So với các hình thức thực hiện pháp luật khác, áp dụng pháp luật có những đặc điểm sau đây:
– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tỉnh quyền lực nhà nước: Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hay cá nhân có thẩm quyền tiến hành. Pháp luật là căn cứ để các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền tiến hành áp dụng pháp luật. Hoạt động này là sự tiếp tục thể hiện ý chí nhà nước, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước được thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể. Quyết định áp dụng pháp luật có ý nghĩa bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng pháp luật và chủ thể khác có liên quan. Khi cần thiết, quyết định này được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước.
– Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Thực tế cho thấy, có rất nhiều vụ việc xảy ra với tính chất và mức độ khác nhau, tuy nhiên, nếu không được áp dụng đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định để giải quyết thì sẽ khiến cho việc bảo đảm pháp luật bị hạn chế, từ đó làm mất cân bằng trong giải quyết các vụ việc. Chính vì lẽ đó mà đối với từng trường hợp, luật đã có quy định rất rõ đối với trình tự, thủ tục để tiến hành, giúp cho cơ quan có thẩm quyền có thể giải quyết nhanh gọn, xử lý đúng người đúng tội.
– Áp dụng pháp luật là hoạt động cả biệt hoá quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể
Áp dụng pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung, nó được đặt ra không phải dành cho một cá nhân, tổ chức cụ thể, cá biệt mà là dành cho một nhóm (loại) đối tượng nhất định. Khi áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào quy phạm pháp luật, đưa ra cách xử sự cụ thể đối với chủ thể được (bị) áp dụng pháp luật, xác định cho họ được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào… một cách rất cụ thể.
Ví dụ: Khi một người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, mà hành vi này do quy phạm pháp luật hình sự điều chỉnh, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật hình sự để đưa ra biện pháp xử lý đối với người thực hiện hành vi nói trên.
– Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo
Các vụ việc cụ thể xảy ra trong cuộc sống hết sức đa dạng và phức tạp, trong khi đó pháp luật thường không mô tả tỉ mỉ từng tình tiết của sự việc, ngược lại nó thường chỉ dự liệu những điều kiện, hoàn cảnh có tính chất phổ biến, điển hình. Do vậy, khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải nghiên cứu kĩ vụ việc, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng người, đúng sự việc, đúng mức độ, đúng quan điểm, tư tưởng mà quy phạm pháp luật đã nêu. Bên cạnh đó, trong thực tế, nhiều trường họp xảy ra những vụ việc đòi hỏi cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền phải giải quyết nhung không có quy định của pháp luật để áp dụng. Tất cả những trường hợp đó đều đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền phải có ý thức pháp luật cao, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo để giải quyết các vụ việc đã xảy ra trong thực tế cuộc sống một cách đúng đắn.
Tóm lại, áp dụng pháp luật là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật thành quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức trong các trường hợp cụ thể.
Các trường hợp cần áp dụng pháp luật
Hoạt động áp dụng pháp luật hết sức đa dạng, phong phú, do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hàng ngày trong đời sống. Tựu trung lại, có thể phân chia thành các nhóm sau đây:
– Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt
Đây là trường hợp đã có quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, nhưng các cá nhân, tổ chức không tự mình làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ đó. Trong trường họp này, bằng sự can thiệp của chủ thể có thẩm quyền, quyền, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức sẽ được phát sinh, thay đổi hay chấm dứt trên thực tế. Chẳng hạn, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận quan hệ vợ, chồng đối với anh A và chị B; cơ quan có thẩm quyền quyết định khen thưởng công dân C…
– Khỉ xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không tự giải quyết được
Đây là trường hợp quan hệ pháp luật đã phát sinh, các bên có những quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nhưng có sự tranh chấp mà các bên không tự giải quyết được. Chẳng hạn, tranh chấp về tài sản được thừa kế, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất đai… Hoạt động áp dụng pháp luật trong trường hợp này nhằm xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể giữa các bên.
– Khi cần phải áp dụng các chể tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống.
Để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; xử lí người vi phạm; răn đe, phòng ngừa đối với người khác, các chủ thể có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật đối với người vi phạm. Chẳng hạn, toà án tuyên phạt tù đối với người phạm tội, cảnh sát giao thông xử phạt tiền đối với người vi phạm pháp luật giao thông…
– Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong các trường hợp khác
Trường họp này không có vi phạm pháp luật, tuy nhiên vì lợi ích chung của cộng đồng, nhà nước có thể phải can thiệp, tiến hành các biện pháp cưỡng chế, buộc những chủ thể có liên quan phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định. Chẳng hạn, cưỡng chế cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm; cưỡng chế trưng thu tài sản; cưỡng chế giải phóng mặt bằng…
– Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định
Trong một số trường hợp, pháp luật quy định, chủ thể có thẩm quyền phải tham gia vào quan hệ pháp luật để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên nhằm xác định tính đúng đắn trong hoạt động của các chủ thể hoặc phát hiện những sai sót, vi phạm để kịp thời ra quyết định phù hợp đảm bảo sự đúng đắn trong hoạt động của các chủ thể này.
– Khi cần phải xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự kiện thực tế nào đỏ theo quy định của pháp luật
Hoạt động áp dụng pháp luật trong trường họp này được tiến hành khi trong thực tế xảy ra những sự kiện nào đó, tuy nhiên theo quy định của pháp luật, cần phải có sự xác nhận của chủ thể có thẩm quyền để biến nó thành sự kiện pháp lí. Chẳng hạn, cơ quan có thẩm quyền công nhận một người nào đó đã chết hoặc mất tích.
Có thể thấy, áp dụng pháp luật là hoạt động rất đặc trưng và cần thiết của các chủ thể có thẩm quyền, để bảo đảm việc thực hiện pháp luật một cách công bằng, nghiêm minh, giúp bảo vệ quyền và lợi ích của tất cả mọi người.
Xem thêm:
- Xử phạt khi không thông báo thay đổi nội dung ĐKKD
-
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chia công ty cổ phần mới
Trên đây là bài viết về chủ đề Áp dụng pháp luật . Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006258 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Tư vấn pháp luật 365 còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Tư vấn pháp luật 365 luôn sẵn sàng hỗ trợ.